13 doanh nghiệp bất động sản báo lãi đậm năm 2022 giờ ra sao?

29-04-2023 07:45|Minh An

Trước tình hình kinh doanh “lúc nóng lúc lạnh” của thị trường bất động sản trong năm 2022, nhiều công ty phải chấp nhận tăng trưởng âm do kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp địa ốc thành công “phá băng” - báo lãi trên nghìn tỷ. Liệu bước sang năm 2023, các doanh nghiệp bất động sản có tiếp tục giữ được đà tăng trưởng?

Điểm nhấn thị trường địa ốc năm 2022 là bức tranh chênh lệch cung – cầu

Nhìn chung, 2022 là một năm chứng kiến quá nhiều cung bậc của thị trường bất động sản: đầu năm nóng, nguội dần rồi rơi vào cảnh ảm đạm dịp cuối năm.

Theo nghiên cứu công bố trong báo cáo thường niên của CTCP Tập đoàn Đất Xanh, tại thị trường bất động sản phía Bắc, nguồn cung tại Thủ đô Hà Nội tiếp tục rơi vào tình trạng khan hiếm, số lượng giao dịch ghi nhận sụt giảm mạnh vào cuối năm.

Tổng Tổng nguồn cung căn hộ mới mở bán năm 2022 tại Hà Nội chỉ đạt 14.600 căn, giảm 8% so với năm 2021. Số lượng giao dịch có xu hướng giảm mạnh trong quý 3, quý 4/2022 sau khi các biện pháp thắt chặt tiền tệ, thanh lọc thị trường trái phiếu, cổ phiếu, Bất động sản diễn ra. Đặc biệt, hoạt động đầu cơ gần như biến mất trong nửa cuối năm, các sản phẩm nghỉ dưỡng, đất nền được giao dịch nhỏ giọt.

Empty

Dù thị trường trầm lắng hơn, giá bán thị trường Hà Nội vẫn tăng đều qua các năm và đặc biệt tăng cao ở phân khúc đất nền, nhà phố tại Hà Nội và các đô thị vệ tinh. Giá bán căn hộ trung bình năm 2022 đạt khoảng 42 – 55 triệu đồng/m2, tăng 22% so với cùng kỳ. Tại các tỉnh lân cận Hà Nội, giá căn hộ đạt 20 - 52 triệu đồng/m2, tăng 5%-10% so với cùng kỳ.

Trong năm 2022, tình hình kinh doanh của thị trường địa ốc phía Nam cũng không mấy khả quan. Tổng nguồn thu tập trung chủ yếu tại các khu vực lân cận TP.HCM như: Bình Dương, Đồng Nai,... trong đó phân khúc căn hộ là phân khúc chính tại thị trường này. Nguồn cung tại TP. HCM phục hồi nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp.

Cụ thể, số lượng căn hộ mới tại TP. Hồ Chí Minh đạt 20.000 căn, tăng 73% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ các dự án có quy mô lớn tại khu vực phía Đông. Giá bán năm 2022 tăng tương đối mạnh do nhiều nhân tố như: nguồn cung hạn chế, sự gia tăng về chi phí xây dựng,...

Empty

Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bán căn hộ trung bình năm 2022 đạt khoảng 60 – 80 triệu đồng/m2, tăng 30% so với năm 2021. Giá bán phân khúc đất nền tiếp tục gia tăng nhưng mức tăng đã chậm lại đáng kể, khoảng 15% - 20% so với cùng kỳ.

Trước tình hình kinh doanh lúc “nóng” lúc “lạnh” của thị trường bất động sản trong năm 2022, vẫn có một số doanh nghiệp địa ốc thành công “phá băng” - báo lãi trên nghìn tỷ. vẫn có một số doanh nghiệp địa ốc “phá băng” - báo lãi trên nghìn tỷ.

13 công ty bất động sản báo lãi khủng trong năm 2022

Theo thống kê sơ bộ, các doanh nghiệp bất động sản đại chúng đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 cho thấy, có 13 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2022 trên nghìn tỷ đồng, trong đó 7/13 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng, 5/13 doanh nghiệp có doanh thu thuần và lãi sau thuế đi lùi so với cùng kỳ.

Đứng đầu danh sách lãi lớn vẫn là các doanh nghiệp họ “Vin” với Vinhomes (VHM) ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 29.161 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ.

Với Vingroup (VIC), năm 2022 công ty báo lãi sau thuế 1.981 tỷ đồng thay vì báo lỗ như năm trước đó.

Vincom Retail (VRE) ghi nhận 7.309 tỷ đồng tổng doanh thu. Lãi sau thuế đạt 2.777 tỷ đồng, tăng 108% so với năm 2021 và đạt 114% kế hoạch cả năm.

Năm 2022, hai doanh nghiệp Sài Gòn VRG (SIP)IDICO (IDC) quay trở lại nhóm lãi nghìn tỷ. Với IDICO, doanh thu thuần và lãi thuần tăng 92% và 333% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế quý 4/2022 đạt 231 tỷ đồng. Kết quả, doanh nghiệp đã vượt mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm 38%.

Về phần Sài Gòn VRG, lợi nhuận gộp đạt 902 tỷ đồng, tăng 17%. Công ty có khoản doanh thu tài chính cùng phần lãi từ công ty liên doanh, liên kết tăng so với cùng kỳ, do đó, lợi nhuận sau thuế của Sài Gòn VRG tăng 10%, đạt gần 1.009 tỷ đồng.

Kinh Bắc (KBC), Sonadezi (SNZ), Becamex IDC (BCM) và Hà Đô (HDG) là các doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng doanh thu ngược chiều lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu thuần năm 2022 của Kinh Bắc đạt 957 tỷ đồng, giảm 77% so với năm trước. Nhưng do doanh thu tài chính của KBC đạt 338 tỷ đồng, nhờ tăng lãi tiền gửi, cho vay và hạch toán khoản lãi mua rẻ từ thương vụ nhận chuyển nhượng cổ phần trong quý 3/2022. Qua đó, lãi sau thuế năm 2022 của Kinh Bắc tăng 18%, đạt 1.596 tỷ đồng.

Với Becamex IDC, doanh thu thuần và lợi nhuận thuần của công ty lần lượt đạt 6.507 tỷ đồng và 1.796 tỷ đồng, lãi sau thuế tăng 15% so với năm 2021, đạt 1.724 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã thực hiện được 60% mục tiêu lợi nhuận năm.

Còn Hà Đô ghi nhận doanh thu thuần giảm 4%, đạt 3.642 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.620 tỷ đồng, thấp hơn 23 tỷ đồng so với cùng kỳ. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thấp hơn kéo lợi nhuận sau thuế tăng 3%, đạt 1.378 tỷ đồng.

Ngược lại, doanh thu thuần của Sonadezi tăng 2% so với cùng kỳ, gần 5.294 tỷ đồng. Song, giá vốn cùng các chi phí tăng kéo lợi nhuận sau thuế giảm 30%, đạt 1.047 tỷ đồng, tương đương thực hiện được 98% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra.

Empty

Về Viglacera (VGC), doanh thu thuần đạt 14.594 tỷ đồng. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 2.321 tỷ đồng và 1.931 tỷ đồng.

Ba doanh nghiệp khác là Novaland (NVL), Khang Điền (KDH) và Phát Đạt (PDR) đều có kết quả doanh thu thuần và lợi nhuận giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần của Novaland ghi nhận 11.135 tỷ đồng, giảm 25% do giảm doanh thu chuyển nhượng bất động sản, đạt 9.205 tỷ đồng.

Sau khi trừ các khoản chi phí, Novaland báo lãi sau thuế 2.293 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 35% chỉ tiêu đề ra.

Đối với Phát Đạt, doanh thu thuần giảm 58%, đạt 1.505 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Phát Đạt giảm 37%, đạt 1.170 tỷ đồng, tương đương 40% mục tiêu lợi nhuận năm.

Cả năm 2022, doanh thu thuần và lãi sau thuế của Khang Điền lần lượt đạt 2.912 tỷ đồng và 1.081 tỷ đồng.

Có thể nói, các doanh nghiệp bất động sản bất chấp báo lãi trong khi thị trường cả nước đóng băng đã mang lại những tín hiệu tích cực cho toàn ngành. Để đạt được số lãi nghìn tỷ, các công ty địa ốc đều có những bí quyết riêng trong việc kinh doanh bất động sản.

Từng thành công báo lãi trong khi thị trường địa ốc “đóng băng”, các doanh nghiệp bất động sản giờ ra sao?

Trong quý 1/2023, cả 3 doanh nghiệp hệ sinh thái Vingroup đều ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với mức lợi nhuận tăng mạnh.

Cụ thể, hết quý 1/2023 Vinhomes (VHM) mang về 29.299 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 228% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu nhờ bàn giao 2.600 căn bất động sản thấp tầng tại Đại dự án Vinhomes Ocean Park 2. Lợi nhuận sau thuế đạt 11.922 tỷ đồng, tăng 152% so với cùng kỳ.

Vingroup (VIC) ghi nhận doanh thu 50.271 tỷ đồng - tăng gấp đôi cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế - tăng 15% lên mức 589 tỷ đồng.

Vincom Retail (VRE) báo doanh thu thuần đạt 1.943 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 1.024 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ.

Empty

Kết quả kinh doanh quý 1/2023 của các doanh nghiệp bất động sản         báo lãi nghìn tỷ năm 2022 (Đơn vị: tỷ đồng)

Trong quý 1/2023, Sài Gòn VRG (SIP) báo doanh thu thuần đạt 1.394 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế giảm 41% so với cùng kỳ, từ 301 tỷ đồng giảm xuống còn 179 tỷ đồng.

Sonadezi (SNZ) ghi nhận doanh thu thuần giảm 8,2% so với cùng kỳ, về mức 1.063 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 249 tỷ đồng, đi ngang so với số lãi 247 tỷ đồng đạt được quý 1 năm ngoái.

Viglacera (VGC) khép lại quý 1/2023 khá thành công với việc hoàn thành vượt 96% kế hoạch lợi nhuận quý 1/2023 đạt 151 tỷ đồng; doanh thu cũng vượt xa 125% so với chỉ tiêu đề ra ở mức 2.774 tỷ đồng.

Phát Đạt (PDR), doanh thu quý 1/2023 giảm 24 tỷ so với cùng kỳ về mức mức 180 tỷ đồng. Quý này, doanh thu tài chính của công ty tăng lên mức 23.2 tỷ trong khi chi phí hoạt động tăng giảm đáng kể về còn hơn 19 tỷ nên sau trừ các khoản thuế phí, DPR báo lãi quý 1/2023 tăng 32,3% lên 61.8 tỷ đồng.

Ngoài kết quả kinh doanh quý 1/2023 của các doanh nghiệp bất động sản kể trên, một số các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc khác như: IDICO (IDC), Kinh Bắc (KBC), Becamex IDC (BCM), Hà Đô (HDG), Novaland (NVL), Khang Điền (KDH) chưa công bố báo cáo tài chính quý 1/2023, nếu có, chúng tôi sẽ cập nhật sau.

Nhìn chung, trong 3 tháng đầu năm 2023, kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp bất động sản báo lãi trên nghìn tỷ vào năm trước là khá khả quan.

GIC: Từ những khoản đầu tư hàng triệu USD vào Việt Nam tới cổ đông ngoại lớn nhất của Vinhomes (VHM)

Chỉ sau vài tháng thành lập, Vinhomes (VHM) bất ngờ thoái toàn bộ vốn tại công ty quy mô 3.000 tỷ đồng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/13-doanh-nghiep-bat-dong-san-bao-lai-dam-nam-2022-gio-ra-sao-d104828.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    13 doanh nghiệp bất động sản báo lãi đậm năm 2022 giờ ra sao?
    POWERED BY ONECMS & INTECH