Tính đến cuối tháng 6 vẫn còn 15 dự án với tổng công suất 882.70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, hiện đã có 13 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 640,52MW đã hoàn thành thủ tục công nhận vận hành thương mại, được phát điện thương mại lên lưới.
Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đến ngày 26/6 đạt khoảng 68.6 triệu kWh, trong đó, sản lượng điện phát trung bình ngày khoảng 3.2 triệu kWh, chiếm khoảng 0.4% tổng sản lượng nguồn điện được huy động.
Đến nay, có 70/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3,851.86MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán Điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện, trong đó có 59 dự án (tổng công suất 3,211.41 MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công Thương).
EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 57/59 dự án; trong đó Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm cho 51 dự án. Ngoài ra, 19 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 27 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy và 37 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.
Tính đến cuối tháng 6 vẫn còn 15 dự án với tổng công suất 882.70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.
Hiện nay, việc sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất công nghiệp không chỉ góp phần đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất xanh mà còn giúp doanh nghiệp tự chủ về nguồn năng lượng, nhất là trong bối cảnh tình trạng thiếu điện, cắt điện luân phiên có thể sẽ xảy ra như thời gian vừa qua.
'Kho trữ điện khổng lồ' lớn nhất thế giới được đầu tư giữa sa mạc 
Loạt chính sách ưu đãi mới với 'nguồn điện trời cho' có gì hấp dẫn?