HPG là cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất năm 2021 khi đạt 336.298 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 7,7% giá trị giao dịch trên HOSE. Đây cũng là cổ phiếu đứng thứ hai về khối lượng giao dịch trên thị trường năm qua với 6,6 tỷ đơn vị được mua bán.
Tập đoàn Hòa Phát (HPG) thông qua phương án trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 35%. Cụ thể 5% bằng tiền (mỗi cổ phiếu cổ đông sở hữu nhận 500 đồng). Với 4,47 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ phải bỏ ra 2.200 tỷ đồng để trả số cổ tức trên.
Với 30% còn lại bằng cổ phiếu, HPG sẽ phát hành thêm 1,34 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức. Nguồn vốn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính kiểm toán năm ngoái.
Tổng số cổ phiếu HPG trên thị trường sau khi chia cổ tức là hơn 5,8 tỷ đơn vị, ứng với vốn điều lệ 58.147 tỷ đồng.
Theo số liệu của ông Long chia sẻ tại ĐHCĐ thường niên mới đây, số cổ đông của Hòa Phát tại thời điểm chốt danh sách họp vào đầu tháng 4 là 161.000 người - nhiều nhất sàn chứng khoán Việt Nam khiến nhiều người gọi cổ phiếu của công ty là "cổ phiếu quốc dân".
Số liệu thống kê 2021 của HOSE cho biết, cổ phiếu HPG là cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất năm khi đạt 336.298 tỷ đồng - chiếm tỷ lệ 7,7% trên sàn. Đây còn là cổ phiếu đứng thứ hai về khối lượng giao dịch khi đạt 6,6 tỷ đơn vị.
Tại cuộc ĐHCĐ, nhiều cổ đông đã có ý kiến tăng chia cổ tức 2021 lên mức 40% (10% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu). Tuy nhiên, Giám đốc Tài chính Phạm Thị Kim Oanh cho biết lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính công ty mẹ là hơn 17.000 tỷ đồng, tương ứng mức chia ở mức tối đa là 38%. Phần vốn của công ty mẹ quá thấp nếu so với các công ty thành viên. Vì vậy, mức cổ tức tối đa có thể chia là 35% trong đó có 5% bằng tiền mặt.
HPG giảm mạnh ngày họp ĐHCĐ, ông Trần Đình Long cam kết không xả cổ phiếu đang nắm giữ 
Cũng phản hồi ý kiến này, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát Trần Đình Long cho biết, định hướng phát triển của Tập đoàn Hòa Phát là liên tục làm những mảng kinh doanh mới.
“Hòa Phát không bao giờ dừng lại, vì dừng lại là chết, dừng lại là bị đối thủ cạnh tranh tiêu diệt, lấn lướt. Công ty luôn làm cái mới, liên tục mở rộng, và để mở rộng thì có nhu cầu vốn lớn”, ông Long nói.
Hiện nay, Hòa Phát đang triển khai dự án Dung Quất giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 85.000 tỷ đồng. Chủ tịch tập đoàn cho biết, ban lãnh đạo hiện nay còn đang lên kế hoạch làm dự án sản xuất nhôm (alumin) ở tỉnh Đăk Nông và nhà máy thép Dung Quất 3 – tức là một khu liên hợp sản xuất thép mới với công suất 6 triệu tấn/năm, có thể không đặt ở Dung Quất.
Riêng với dự án Dung Quất 2, Hòa Phát vay các ngân hàng 35.000 tỷ đồng, phần còn lại là vốn tự có của tập đoàn. Chủ tịch Trần Đình Long cho biết nhu cầu vốn trong thời gian tới là rất lớn, ngay cả với tỷ lệ cổ tức tiền mặt 5% cũng e là hơi nhiều.
“Chị Oanh (Giám đốc Tài chính Phạm Thị Kim Oanh) nói với tôi rằng chia cổ tức tiền mặt 5% thế này là thiếu vốn đấy”, ông Long chia sẻ.
Theo thống kê của chúng tôi, tại thời điểm 31/3/2022, trên sàn chứng khoán có 19 doanh nghiệp đang nắm trong tay lượng tiền trị giá trên 10.000 tỷ đồng (Tiền ở đây bao gồm: Tiền mặt, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn).
Nhiều tiền nhất không ai khác vẫn là 'vua tiền mặt' Hòa Phát. Trong 3 tháng đầu năm, lượng tiền của Hòa Phát đã tăng thêm 5.600 tỷ đồng lên 46.309 tỷ đồng.
Trong cơ cấu tiền của Hòa Phát, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đã tăng gấp rưỡi chỉ trong 3 tháng đầu năm từ 18.200 tỷ đồng lên 27.200 tỷ đồng. Đây là các khoản tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 3 - 12 tháng.
Theo báo cáo lưu chuyển tiền của Hòa Phát, trong 3 tháng đầu năm công ty đã đi vay 34.800 tỷ đồng, trả nợ gốc vay 31.900 tỷ đồng, đồng thời chi hơn 6.000 tỷ đồng mua sắm, xây dựng tài sản cổ định. Hòa Phát đang phát triển dự án Dung Quất 2, với nhiều tham vọng lớn.
Hòa Phát bất ngờ mở quán cà phê: Ngày đầu khai trương bán được 500 cốc nước, 100 chiếc bánh 
Bắt tạm giam nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty thép Hòa Phát Dung Quất