2 chị em ruột đều mắc ung thư phổi: Bác sĩ cảnh báo một loại ‘sát thủ’ cực kỳ gây hại sức khỏe trong nhà bếp
Ngoài khói thuốc lá, đây cũng là nguyên nhân khiến căn bệnh ung thư phổi ngày càng gia tăng.
2 chị em ruột cùng bị ung thư phổi vì thường xuyên nấu ăn
A Tĩnh (47 tuổi) và A Tranh (44 tuổi) là 2 chị em ruột, sống ở Ninh Ba (Trung Quốc). Cả hai đã lần lượt được phát hiện mắc căn bệnh ung thư phổi  trong một lần khám sức khỏe. Sau một thời gian theo dõi, 2 chị em cùng tìm đến bác sĩ, Phó Trưởng khoa phẫu thuật ngực phổ thông Hà Triết Hạo của Bệnh viện ĐH Y khoa Chiết Giang để tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ung thư phổi bằng nội soi lồng ngực.
Trong lâm sàng, các ca bệnh ung thư phổi có "tính tập trung gia đình" khá phổ biến, nhưng trường hợp hai chị em gần như đồng thời được chẩn đoán và phẫu thuật thì quả thực không nhiều.
Liệu ung thư phổi có lây nhiễm không? Bác sĩ Hà Triết Hạo giải thích rằng, mặc dù ung thư phổi không phải là bệnh di truyền, nhưng nó có tính tập trung gia đình và tính nhạy cảm di truyền nhất định. Nghĩa là nếu có người thân trực hệ bị ung thư phổi, thì người có gen nhạy cảm trong cùng một môi trường sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn so với người bình thường.
Sau khi trò chuyện chi tiết, được biết hai chị em có lỗi sống tương đối lành mạnh, không hút thuốc lá hay rượu bia, hiện đang cùng quản lý một quán ăn nhỏ, hàng ngày không chỉ lo liệu trong ngoài, mà còn làm đầu bếp, xào, rán, nướng, món nào cũng làm tốt và thành thạo. Họ không chỉ nấu ăn nhiều hơn so với các bà nội trợ thông thường mà khi nấu nướng nhiệt độ cao, khói dầu mỡ cũng nhiều.
Lập tức, bác sĩ cho biết hiện đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng khói sinh ra khi nấu ăn có liên quan đến sự phát sinh ung thư phổi – trong khói dầu bếp có chứa benzopyrene, polycyclic aromatic hydrocarbons, heterocyclic amines, butadiene... tất cả đều là "chất gây ung thư loại 1" do Tổ chức Y tế Thế giới công bố. Chỉ riêng benzopyrene đã có thể gây tổn thương nhiễm sắc thể của tế bào người, hít phải lâu dài có thể gây ung thư hệ hô hấp và mô phổi.
Giáo sư Hồ Kiên, thuộc Khoa phẫu thuật ngực phổ thông (1), cho biết trong số các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện ĐH Y khoa Chiết Giang, nhóm người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi trước đây thường là người hút thuốc, người có tiền sử ung thư gia đình, người có tiền sử tiếp xúc môi trường hoặc nghề nghiệp nguy hiểm, phần lớn là nam giới. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh nhân nữ trẻ tuổi ngày càng nhiều, ban đầu không có triệu chứng rõ ràng, đến khi xuất hiện triệu chứng như đau ngực, ho ra máu mới đi khám thì hơn 70% đã phát triển đến giai đoạn trung và cuối.
Cảnh giác "sát thủ sức khỏe" trong nhà bếp
Theo giới y học hô hấp, để phòng ngừa ung thư phổi mọi người cần đặc biệt chú ý những điều sau:
Tránh hút thuốc lá
Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi. Hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều có thể dẫn đến bệnh. Do đó, việc cai thuốc lá hoàn toàn là điều quan trọng nhất để phòng ngừa ung thư phổi.
Hạn chế tiếp xúc với khói bụi và các chất ô nhiễm môi trường
Sử dụng khẩu trang đạt chuẩn khi đi ra ngoài, đặc biệt là ở những nơi có không khí ô nhiễm. Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại như radon, amiăng, bụi silic,... trong môi trường làm việc và sinh hoạt. Tránh đốt than hoa, củi trong nhà, sử dụng bếp ga có hệ thống thông gió tốt.
Sử dụng vật liệu trang trí an toàn cho sức khỏe
Khi chọn vật liệu trang trí cho nhà của bạn, hãy chọn những sản phẩm có hàm lượng VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) thấp để đảm bản an toàn sức khỏe .
Thường xuyên thông gió để cho không khí trong lành lưu thông trong nhà. Bạn cũng có thể dùng máy lọc không khí có thể giúp loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi không khí trong nhà.
Hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm khói dầu trong nhà bếp
Đây điểm trọng yếu trong phòng ngừa ung thư phổi. Đối với các đầu bếp nhà hàng thường xuyên tiếp xúc với khói dầu, nên đeo khẩu trang khi làm việc. Trong sinh hoạt hàng ngày, để tránh nguy cơ sức khỏe do khói dầu gây ra, khi nấu nướng cần đặc biệt lưu ý:
- Nên sử dụng các phương pháp chế biến như hấp, luộc, hầm, hạn chế chiên, xào, rán, đặc biệt là nên hạn chế tối đa việc xào nhanh và chiên đi chiên lại bằng dầu cũ.
- Nên chọn máy hút khói có lực hút mạnh, dễ vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ, đổ bỏ dầu thải trong hộp chứa dầu kịp thời để máy hoạt động hiệu quả.
- Khi sử dụng máy hút khói, không nên tiết kiệm, chỉ cần bật bếp là máy hút khói phải hoạt động ngay. Sau khi tắt bếp, cần cho máy hút khói tiếp tục hút thêm 5 phút. Khi sử dụng máy hút khói, tuyệt đối không nên mở to cửa sổ, vì mở to cửa sổ sẽ đẩy nhanh lưu thông không khí trong nhà bếp, không chỉ làm giảm lực hút và hiệu quả hút khói của máy hút khói mà còn khiến khói lan tỏa khắp nơi, dễ bám vào máy hút khói và tường. Tuy nhiên, cũng không nên đóng kín cửa sổ, khiến "áp suất âm trong nhà bếp" thiếu không khí, mà nên chừa một khe hở nhỏ, như vậy máy hút khói sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Nguồn: Sohu
Phát hiện mối liên hệ bất ngờ giữa ung thư và thói quen buổi sáng nhiều người vẫn thường làm