5 trường hợp được phép rẽ phải khi đèn đỏ mà không bị phạt, mọi người cần biết
Có những quy định đặc biệt liên quan đến việc tuân thủ tín hiệu đèn đỏ người tham gia giao thông nên nắm rõ.
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 18-20 triệu đồng đối với ô tô và từ 4-6 triệu đồng đối với xe máy. Tuy nhiên, có những quy định đặc biệt liên quan đến việc tuân thủ tín hiệu đèn đỏ .
Theo Điều 11 của Luật Trật tự, an toàn giao thông  đường bộ, người tham gia giao thông phải tuân thủ các báo hiệu theo thứ tự ưu tiên. Cụ thể, các tín hiệu cần tuân theo thứ tự: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Tín hiệu đèn giao thông; Biển báo hiệu đường bộ; Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ còn quy định tín hiệu đèn giao thông màu đỏ là cấm đi. Vì vậy, người tham gia giao thông phải dừng xe và không được phép tiếp tục di chuyển nếu không có chỉ dẫn khác. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt, người điều khiển xe vẫn có thể rẽ phải khi đèn đỏ mà không bị xử phạt. Cụ thể, các trường hợp này bao gồm:
Khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cho phép rẽ phải dù đèn đỏ.
Khi có tín hiệu đèn hình mũi tên hoặc hình xe mô tô cho phép rẽ phải và đang chuyển sang màu xanh.
Khi có biển báo phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ.
Khi có vạch mắt võng trên mặt đường cho phép rẽ phải.
Khi có tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước đèn giao thông.
Nếu người tham gia giao thông thực hiện hành vi rẽ phải khi đèn đỏ mà không thuộc những trường hợp trên, tài xế có thể bị xử phạt  do không tuân thủ hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ).
>>Tránh phạt vượt đèn đỏ, có nên lắp đèn đếm ngược tại các nút giao? 
Phó Chủ tịch Quốc hội: Bộ Công an cần kiểm tra hệ thống đèn đỏ 
Thời lượng đèn vàng quá ngắn: Tài xế có thể dính phạt 'oan' lỗi vượt đèn đỏ?