6 trường hợp không phải đóng BHXH bắt buộc khi đang đi làm, nắm rõ để bảo vệ quyền lợi
Việc tham gia BHXH là bắt buộc đối với phần lớn người lao động, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Theo Khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội  năm 2014, người đang nhận lương hưu , trợ cấp BHXH, hoặc trợ cấp hàng tháng mà vẫn ký hợp đồng lao động sẽ không phải tham gia BHXH bắt buộc.
Tại khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định đối tượng không thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN như sau:
Thứ nhất, người giúp việc gia đình;
Thứ hai, người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
Thứ ba, người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 50/CP về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
Thứ tư, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
Thứ năm, người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 91/2000/QĐ-TTg; Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010...
Thứ sáu, quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 142/2008/QĐ-TTg; Quyết định 38/2010/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 142/2008/QĐ-TTg; Quyết định 53/2010/QĐ-TTg; Quyết định 62/2011/QĐ-TTg...
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động phải chi trả thêm một khoản tiền cùng với kỳ trả lương cho người lao động.
Khoản tiền này tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN mà người sử dụng lao động phải đóng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu bạn đang nhận trợ cấp hàng tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu, mức đóng BHXH tự nguyện thế nào? 
BHXH Việt Nam: 100% cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dùng Căn cước công dân gắn chip