6 tuyến đường sắp được mở rộng tại TP. Thủ Đức (TP. HCM)
Hiện nay, những tuyến đường này đều có đặc điểm chung nhỏ và hẹp, 2 làn xe và bề mặt cắt ngang dưới 10m.
Hiện nay, TP. Thủ Đức (TP. HCM) đang sở hữu nhiều dự án khu đô thị và khu dân cư mới có quy mô dân số lớn đã tạo sức ép lên hạ tầng của khu vực. Vì thế, trong giai đoạn 2024-2025, thành phố đã đề xuất mở rộng và nâng cấp 6 tuyến đường  với tổng vốn đầu tư hơn 30.000 tỷ đồng.
Nổi bật nhất là khu đô thị Vinhomes Grand Park - đây là một trong những dự án đại đô thị lớn của thành phố này.
Hiện khu dân cư đang phải đối mặt với dân số tăng cơ học đột biến có quy mô 250.000 người. Vì thế, hệ thống hạ tầng khó đáp ứng được và người dân sống tại đây luôn phải đối diện với tình trạng tắc đường.
Những tuyến đường tại TP. Thủ Đức dẫn vào các khu đô thị khu đô thị đều có đặc điểm chung nhỏ và hẹp, 2 làn xe và bề mặt cắt ngang dưới 10m. Có rất nhiều loại phương tiện di chuyển qua khu vực như: xe máy, xe du lịch, xe buýt...
Vào khung giờ cao điểm, các phương tiện thường xuyên di chuyển từ hai cung đường này gặp nhau qua ngã ba rộng chưa tới 10m. Mặc dù có đèn tín hiệu giao thông để điều tiết nhưng việc ùn tắc vẫn xảy ra.
Để giải quyết tình trạng trên, theo bản đồ quy hoạch quận 9 từ năm 2012 và theo đề xuất năm 2023 của UBND TP. Thủ Đức thì thành phố sẽ có 6 con đường được mở rộng, mở mới tại khu vực này.
Theo quy hoạch, đoạn đường Nguyễn Xiển từ Quốc lộ 1A (TP. Bình Dương) gần Vinhomes Grand Park sẽ được mở rộng lên 30m. Hiện tại, đoạn đường hiện hữu chỉ có 2 làn xe với mặt cắt ngang khoảng 10m.
Bên cạnh đó, tuyến Nguyễn Văn Tăng là trục đường chính giúp người dân có thể di chuyển vào khu vực trung tâm nhưng nó chỉ có bề rộng khoảng 7m. Vào mùa mưa, việc di chuyển của người dân càng khó khăn hơn do ùn tắc kéo dài. Thế nên, đoạn đường này cũng sẽ được mở rộng lên gấp đôi, nhằm hoàn thiện hơn hạ tầng khu vực.
Một trong những phương án được đề xuất là xây dựng tuyến đường kết nối từ tuyến D1 đến khu Công nghệ cao và đường Nguyễn Xiển với số vốn đầu tư hơn 750 tỷ đồng.
Ngoài ra,TP. Thủ Đức cũng đề xuất bổ sung thêm điểm kết nối giữa đường Vành đai 3 tại phường Long Bình. Bởi khu vực này có mức độ đô thị hóa nhanh và hiện chỉ có nút giao Gò Công.
Những dự án trên, khi hoàn thành và đi vào hoạt động được kỳ vọng sức ép hạ tầng khu vực và gia tăng khả năng kết nối đến các đô thị lân cận. Đồng thời, hạ tầng thuận lợi sẽ giúp thúc đẩy đô thị và kinh tế khu vực phát triển.
Năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP. Thủ Đức thuộc TP. HCM.
Theo đó, TP. Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.
Sau khi thành lập, TP. Thủ Đức có diện tích hơn 210km2 và quy mô dân số trên 1 triệu người. Như vậy, hiện nay Thủ Đức là thành phố đầu tiên và duy nhất thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Sân bay Long Thành đón tin vui, tuyến đường nối hơn 2.600 tỷ đồng sẽ hoàn thành đúng dịp 2/9 
Tuyến đường nối giữa hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương sắp được 'rót' hơn 1.000 tỷ đồng