So với đỉnh lịch sử 1.524 điểm hồi đầu tháng 4/2022, VN-Index hiện tại đã đánh rơi 438 điểm.
Như chúng tôi đã thông tin trước đó, thị trường chứng khoán vừa có phiên giao dịch đầu tháng 10/2022 kém tích cực khi sắc đỏ bao trùm với gần 800 mã giảm, áp đảo hoàn toàn so với 176 mã tăng. Thậm chí, toàn sàn có đến 188 mã cổ phiếu nằm sàn (riêng nhóm VN30 đã có đến 11 mã).
VN-Index đóng cửa giảm 45,67 điểm (-4,03%) xuống mức 1.086,44 điểm - mức thấp nhất trong vòng gần 20 tháng kể từ ngày 8/2/2021. Lần gần nhất thị trường giảm mạnh hơn con số này là vào ngày 13/6/2022 khi đó VN-Index giảm hơn 57 điểm (-4,44%).
Mức giảm trên 4% cũng đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất Châu Á trong phiên 3/10.
Đáng chú ý, phiên giảm mạnh ngày 3/10 đã “thổi bay” gần 182.000 tỷ đồng (~7,75 tỷ USD) vốn hóa của HOSE. Nếu tính từ đầu tháng 9 tới nay, vốn hóa sàn HOSE thậm chí đã “bốc hơi” gần 770.000 tỷ đồng (~33 tỷ USD).
Mặc dù vậy, trong báo cáo nhận định thị trường mới đây, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) nhấn mạnh, trong kịch bản cơ sở, chỉ số VN-Index vẫn có thể đạt mức 1.400 điểm vào cuối năm 2022.
Báo cáo của ACBS nhấn mạnh, so với các nước trong khu vực, hầu hết các thị trường đều ghi nhận chỉ số chứng khoán tăng trưởng âm so với đầu năm ngoại trừ Indonesia và Singapore.
Chỉ số VN-Index gần như có mức giảm sâu nhất so với đầu năm là âm 28 - 29%.
Hiện chỉ số đại diện thị trường chứng khoán Việt Nam được định giá ở mức PE 12,3 lần; đây vẫn là một cơ hội hấp dẫn theo quan điểm của ACBS.
Số liệu cập nhật đến 28/9/2022 (Nguồn ACBS)
Trong kịch bản cơ sở, công ty chứng khoán này duy trì triển vọng lợi nhuận đạt 19% vào cuối năm 2022 nhờ vào các lĩnh vực ngân hàng, vận tải, bất động sản và tiện ích.
Theo đó, chỉ số sẽ sẽ giao dịch ở mức định giá 13,7 lần vào cuối năm - tương ứng điểm số khoảng 1.400 điểm.
Với kịch bản lạc quan, VN-Index có thể đạt mức 1.500 - 1.600 điểm dựa trên việc nối lại các chuyến bay quốc tế trên toàn thế giới kết hợp với hiệu ứng tích cực từ gói tài chính và tiền tệ của Chính phủ Việt Nam và lợi nhuận doanh nghiệp vượt kỳ vọng.
Với kịch bản tiêu cực, tác động từ sự bất ổn và sợ hãi với lo ngại về lạm phát gia tăng và nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ kéo dài sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu hay các biến thể mới của COVID-19 đe dọa các hoạt động kinh tế có thể kéo VN-Index về mức 1.200 điểm khi kết thúc năm 2022 Dương lịch.
2025: Chờ đợi tiếng cồng niêm yết từ 6 'bom tấn' sàn UPCoM 
VN-Index ‘cưa chân bàn’, hai cổ phiếu VN30 ngược dòng phá đỉnh lịch sử