Thời điểm ăn tối thích hợp giúp chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ, luôn duy trì sức khỏe ổn định, khỏe mạnh.
Bên cạnh chế độ ăn uống, thời điểm nạp thức ăn vào cơ thể cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Nếu như chúng ta không tuân thủ giờ giấc ăn uống  khoa học, cơ thể sẽ nhận nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tuổi thọ.
Đặc biệt, ăn tối trước 19h mỗi ngày là điều mà nhiều chuyên gia khuyến cáo. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng duy trì được thói quen khoa học này.
Ăn tối trước 19h là thời điểm tốt nhất
Nhiều người không quan tâm tới thời điểm ăn tối nên khi nào tiện thì sẽ dùng bữa. Tuy nhiên đây là sai lầm quan trọng, dễ tác động xấu tới sức khỏe của mỗi người. Các chuyên gia về dinh dưỡng đều đưa ra lời khuyên nên ăn tối trước 19h mỗi ngày. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên quan tâm tới thời gian ăn tối và thời gian ngủ. Mỗi người nên giữ thói quen ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 2h để bảo vệ sức khỏe.
Chúng ta nên tiêu thụ thức ăn buổi tối trước 19h mỗi ngày. Ảnh minh họa: Internet
Ăn tối vào thời gian này sẽ giúp cơ thể có đủ thời gian để xử lý thức ăn, khiến cơ thể thoải mái, dễ chịu khi đi ngủ. Đặc biệt, ăn tối muộn thường dẫn đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Điển hình có thể kể đến việc mắc các căn bệnh nguy hiểm từ thói quen ăn tối muộn như béo phì, tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, thậm chí là đột quỵ.
Bởi vậy, dù công việc có bận rộn tới đâu, chúng ta cũng nên chú ý tới sức khỏe của mình và duy trì thói quen ăn tối trước 19h.
Lợi ích của việc ăn tối trước 19h
Khi duy trì được lối sống lành mạnh, nhất là thói quen ăn tối trước 19h, chúng ta sẽ nhận không ít lợi ích.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Thời gian ăn có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ. Lúc này, hệ tiêu hóa đã "xử lý" xong thức ăn mà bạn đã nạp vào. Nhờ đó, bạn có thể ngủ ngon hơn, không gặp các vấn đề như đầy bụng, khó chịu.
Giấc ngủ sẽ được cải thiện nếu chúng ta ăn tối vào thời điểm thích hợp. Ảnh minh họa: Internet
Không chỉ vậy, nếu vừa ăn xong đã đi ngủ, bạn thường phải đi tiểu đêm vì lúc này lượng nước tích trữ trong cơ thể chưa được đào thải ra ngoài. Đây là một trong những lý do ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến bạn ngủ chập chờn, thậm chí mất ngủ và có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau.
Tốt cho tim mạch: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen ăn tối muộn có tác động tiêu cực tới tim mạch. Các nhà nghiên cứu  chỉ ra rằng, ăn tối muộn sẽ làm tăng 18% mức đường huyết, đồng thời giảm 10% chất béo đốt cháy qua đêm so với thói quen ăn tối trước 19h. Bởi vậy, khi duy trì thói quen ăn tối muộn, chúng ta dễ tạo áp lực lên tim, về lâu dài dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, làm sức khỏe suy giảm, thậm chí còn rút ngắn tuổi thọ.
Ngăn tình trạng táo bón: Việc ăn tối sớm cũng góp phần ngăn ngừa tình trạng táo bón. Lý do là bởi nếu như tiêu thụ thức ăn muộn, sau đó đi ngủ, bạn sẽ dễ làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, đào thải chất cặn bã trong cơ thể.
Trong khi đó, nếu ăn tối sớm, hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, bạn có thể sẽ đào thải chất cặn bã sớm hơn, đúng với nhịp sinh học.
Kiểm soát được khẩu phần ăn: Lợi ích của việc ăn tối sớm còn là kiểm soát khẩu phần ăn hiệu quả. Nếu như ăn muộn, cơ thể đã quá đói, chúng ta thường không chú ý tới lượng thức ăn nạp vào cơ thể mà ăn vô tội vạ để bớt đói.
Ăn tối sớm giúp chúng ta kiểm soát tốt hơn khẩu phần ăn của mình. Ảnh minh họa: Internet
Ngược lại, nếu có nhiều thời gian ăn tối hơn, ta có thể cân nhắc nên nạp thực phẩm nào vào cơ thể để duy trì khẩu phần ăn khoa học.
>> 5 thói quen ăn tối sai lầm âm thầm rút ngắn tuổi thọ, hầu như ai cũng từng mắc phải