Bộ Tài chính Anh đã đề xuất với chính phủ việc sử dụng các chính sách hiện hành nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro sụp đổ của Stablecoin và các tài sản thanh toán điện tử khác.
Bộ tài chính Anh đã nhắc lại lời cam kết của Chính Phủ về sự đổi mới của tài sản điện tử và kế hoạch xác nhận stablecoin là phương tiện thanh toán chính thức tại quốc gia này.
Dẫu vậy, để hiện thực hóa tầm nhìn này, Bộ Tài chính Anh cho rằng cần phải “đảm bảo dùng công cụ tài chính phù hợp để giảm thiểu những bất ổn về vấn đề tài chính, đặc biệt giải quyết trường hợp có công ty quy mô hệ thống lớn gặp sai sót vận hành".
Các phương án mà bộ tài chính Anh đưa ra là sử dụng chính sách hiện hành nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư tránh khỏi tình trạng công ty không có khả năng thanh toán bằng tài sản kỹ thuật số.
Quy tắc hiện hành được gọi là Chế độ quản lý đặc biệt (SAR). Chế độ này cho phép các ngân hàng ở Anh kiểm soát được hoạt động của các tổ chức phát hành Stablecoin, đồng thời xác minh hệ thống cơ sở hạ tầng thanh toán của họ có đủ mạnh hay không.
Hiện tại, chính phủ Anh đang áp dụng hai loại SAR nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán điện tử, bao gồm: Chế độ quản lý đặc biệt về cơ sở hạ tầng thị trường tài chính (FMI SAR) và Chế độ quản lý đặc biệt về thanh toán & tiền điện tử (PESAR).
Đầu tháng 5 vừa qua, nhà đầu tư đã bị ảnh hưởng một cách nặng nề khi thị trường tiền điện tử sụt giảm chỉ trong thời gian ngắn do thất bại của UST.
Đây cũng là lần đầu tiên Stablecoin bị lệch khỏi chốt giá USD vào ngày 9/5/2022. Chỉ trong vòng 72 giờ, giá đã giảm hơn 50%, token LUNA khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng phá sản.
Chính sự kiện này đã làm nổi lên các cuộc tranh luận về sự an toàn của Stablecoin. Các nhà chức trách Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia trên toàn thế giới đang cân nhắc và tiếp tục đánh giá về sự kiện trên.
Có thể thấy sự kiện LUNA-UST đã góp phần thúc đẩy chính phủ Anh đưa ra các quy định đặc biệt với Stablecoin. Dấu hiệu tốt rằng không đề cập tới việc đưa ra các chính sách khắt khe hơn với Stablecoin.