Doanh nghiệp

Bình Thuận thu hơn 105 tỷ đồng tiền thuế từ khai thác một loại tài nguyên

Thảo Đan 24/07/2024 - 21:35

Các loại thuế, phí mà các doanh nghiệp khai thác tài nguyên này phải chi trả gồm tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền tài nguyên nước...

Cục Thuế tỉnh Bình Thuận mới đây cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp khai thác titan đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 105 tỷ đồng; năm 2023 hơn 138 tỷ đồng.

Theo đó, các loại thuế, phí mà các doanh nghiệp khai thác titan phải chi trả gồm: Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền tài nguyên nước, thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường…

Cục Thuế tỉnh Bình Thuận cho biết, tính đến ngày 8/7, toàn tỉnh có 7 doanh nghiệp được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác quặng sa khoáng titan - zircon với tổng trữ lượng khai thác gấn 6,8 triệu tấn khoáng vật quặng. Trong đó 2 doanh nghiệp không thực hiện khai thác từ khi được cấp phép đến nay do vướng giải phóng mặt bằng là Công ty TNHH KTCBKS Cát Tường và Công ty TNHH TMDV&SX Tân Cẩm Xương); 1 doanh nghiệp đang làm thủ tục xin đóng cửa mỏ từ năm 2021 là Công ty TNHH Đầu Tư Sài Gòn.

Còn lại 4 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp đang hoàn tất thủ tục để khai thác và 3 doanh nghiệp đang khai thác gồm Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường, Công ty CP Sản xuất Zirconium và titanium Hưng Thịnh, Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh và Công ty Cổ phần Tổng hợp Đầu tư Long Sơn.

>> Bình Thuận chi 88 tỷ đồng 'chỉnh trang' bãi rác lớn nhất tỉnh

Vì sao 2 Bộ từ chối giám định nguyên nhân sạt lở mỏ titan ở Bình Thuận?
Ảnh minh hoạ

Liên quan đến việc khai thác titan, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết thêm, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 dự án khai thác khoáng sản titan được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép đang hoạt động khai thác.

Cụ thể, công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh khai thác tại mỏ Thiện Ái 2, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình với công suất khai thác 3.186 tấn khoáng vật quặng/năm; CTCP Sản xuất Zirconium và Titannium Hưng Thịnh khai thác mỏ sa khoáng titan-zircon tại xã Hồng Phong và xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình công suất khai thác 24.000 tấn khoáng vật nặng/năm và Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường khai thác mỏ Nam Suối Nhum thuộc xã Tân Thành và xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, công suất khai thác 117.345 tấn khoáng vật quặng/năm.

Về tiếp tục phát triển, cấp phép thêm các dự án titan hay không, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận trả lời, theo quyết định số 866, ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đối với khoáng sản titan trên địa bàn Bình Thuận dự án cấp mới 14.198ha (tập trung khu vực Lương Sơn - Bắc Bình: 12.507ha).

Còn thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản titan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến góp ý cấp phép các dự án titan, tỉnh Bình Thuận sẽ rà soát từng khu vực cụ thể để có ý kiến.

>> Thừa Thiên Huế chi hơn 1.300 tỷ xây trung tâm thương mại dịch vụ tại huyện sắp được lên thị xã

Thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh đông dân nhất Việt Nam cao hơn bình quân vùng Bắc Trung Bộ

Vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam sắp 'lên hương' nhờ siêu cảng 55.000 tỷ và cầu vượt biển dài 17km

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/binh-thuan-thu-hon-105-ty-dong-tien-thue-tu-khai-thac-mot-loai-tai-nguyen-243047.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Bình Thuận thu hơn 105 tỷ đồng tiền thuế từ khai thác một loại tài nguyên
    POWERED BY ONECMS & INTECH