Bức tranh kết quả kinh doanh toàn ngành ngân hàng trong quý II/2024
27 ngân hàng niêm yết trên 3 sàn HoSE, HNX, UPCoM đã công bố báo cáo tài chính quý II/2024 và tất cả đều có lợi nhuận cùng mức tăng trưởng dương. Xuất hiện 1 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu 35,3%.
Ở thời điểm ngày 31/7, số liệu từ 986 công ty đại diện cho 96% vốn hóa toàn thị trường cho thấy, lợi nhuận sau thuế (LNST) toàn thị trường quý II/2024 tăng 25,6% so với cùng kỳ. Trong đó, LNST nhóm ngân hàng tăng 21,9%, dẫn trước bất động sản (+15,6%), dịch vụ công nghiệp (+12,9%), bảo hiểm (+12,5%), dầu khí (-10,5%)...
27 ngân hàng niêm yết trên 3 sàn HoSE, HNX, UPCoM đã đều công bố kết quả kinh doanh quý II/2024 với kết quả nhìn chung là tích cực. Dưới đây là thống kê các chỉ số đáng chú ý:
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ
Nguồn: Tổng hợp |
Top 5 ngân hàng mang về lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ lớn nhất trong quý II/2024 là VCB  (8.119 tỷ đồng), BID  (6.369 tỷ đồng), TCB  (6.193 tỷ đồng), MBB  (6.027 tỷ đồng), CTG  (5.365 tỷ đồng).
Mức tăng trưởng lớn nhất thuộc về NVB  (+698%), ABB (+453%), BVB (+492%), LPB  (+242%), VBB (+96%).
Đối với nhóm ngân hàng có lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng, Top 5 ngân hàng tăng mạnh nhất là LPB, SSB (+83%), HDB  (+44%), TCB (+39%) và MBB (+23%).
Không có ngân hàng lỗ hoặc tăng trưởng lợi nhuận âm trong quý II/2024.
Tăng trưởng tín dụng (so với cùng kỳ)
Nguồn: Tổng hợp |
HDBank (HDB ) có mức tăng trưởng tín dụng so với cùng kỳ mạnh nhất trong 27 ngân hàng, đạt 35%. Nếu so với ngày đầu năm, ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 13% với sự tập trung vào các lĩnh vực chiến lược như nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp SME, tài trợ chuỗi, tín dụng xanh, và du lịch.
Tiếp đến là NVB (+33%), MBB (+31%), VBB (+30%), VPB  (+28%)... Các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng xếp cuối là BVB (+11%), VAB (+11%), ABB (+8%), SGB (+6%), BAB (+6%).
Tăng trưởng tiền gửi (so với cùng kỳ)
Nguồn: Tổng hợp |
Nhóm ngân hàng tăng trưởng tiền gửi khách hàng so với cùng kỳ mạnh nhất gồm MBB (+30%), LPB (+29%), TCB (+26%), HDB (+25%), VPB (+22%).
Đây cũng là các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân thuộc hàng cao nhất. Ví dụ, MBB đang sở hữu 26 triệu khách hàng cá nhân, trong khi HDB đã thu hút số lượng khách hàng mới qua kênh số trong quý II/2024 gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Có 2 ngân hàng mà khách hàng rút bớt tiền gửi là ABB (-2%) và KLB (-5%).
NIM
Nguồn: Tổng hợp |
Quý II/2024, NIM của VPB cao nhất toàn ngành, đạt 5,6%. Ngân hàng HDB bám sát phía sau với mức NIM 5,2%. Chênh lệch giữa Top 1, 2 với Top 3 trở đi khá lớn khi MBB và TCB cùng đạt 4,3%, kém HDB 0,9%. Tiếp đến là TPB (4,1%), VIB (4,1%)...
Ngân hàng NVB xếp cuối với NIM chỉ 0,6%.
Nợ xấu
Nguồn: Tổng hợp |
Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu được duy trì dưới mức 2% bao gồm các ngân hàng: VCB (1,2%), TCB (1,2%), ACB (1,5%), BAB (1,5%), BID (1,5%), CTG (1,6%), MBB (1,6%), LPB (1,7%), SSB (1,9%).
Nhóm có tỷ lệ nợ xấu trên 3% gồm: MSB (3,1%), OCB (3,1%), VBB (3,4%), ABB (3,5%), VIB (3,7%), BVB (3,8%), VPB (5,1%). Đặc biệt, ngân hàng NVB có tỷ lệ nợ xấu lên tới 35,3%.
HDBank (HDB): Hiệu ứng cổ tức và dấu ấn tăng trưởng lợi nhuận Top đầu 
Nhận định chứng khoán 5-9/8: Xu hướng thị trường chưa rõ ràng