Cận cảnh cổng thành cổ 200 tuổi bị lãng quên tại một tỉnh miền Trung

12-03-2024 21:21|Phương Hà

Cổng thành này được xây vào năm 1836, dưới thời vua Minh Mạng.

Kinh thành Huế là di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Di tích này được khởi công xây dựng từ nằm 1805 dưới thời vua Gia Long nhà Nguyễn và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Theo thống kê có 13 cổng ra vào Kinh thành Huế trong đó có 10 cổng đường bộ, 2 đường thủy và 1 cổng phụ.

Cổng phụ trong 13 cổng thành ra vào Kinh thành Huế có tên là Trấn Bính Môn. Chính vì là cổng phụ nên một thời gian dài di tích này bị lãng quên, xuống cấp nghiêm trọng.

Theo một số tư liệu thì Trấn Bình Môn được xây dựng vào năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng. Cổng thành thuộc vòng tường thành của Kinh thành không phải cửa thông ra ngoài thành mà là thông đến Trấn Bình Đài (pháo đài phòng thủ của Kinh thành Huế).

Trấn Bình Môn được mở ra ở giữa đoạn thành nối hai pháo đài Bắc Định và Đông Bình (của Kinh thành) lại với nhau. Năm 1885, quan đại thần Tôn Thất Thuyết chỉ huy 20.000 quân tập kích vào đồn Mang Cá, tấn công 1.400 quân Pháp. Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rút về thành Tân Sở (Quảng Trị) và ban chiếu Cần Vương. Một năm sau, Toàn quyền Pháp ép nhà Nguyễn nhường thêm một khu đất tiếp giáp ở trong Kinh thành để quân đội Pháp xây dựng doanh trại, đồn bốt. Người Huế gọi khu mở rộng này là Mang Cá Lớn và Trấn Bình đài cũ là Mang Cá Nhỏ.

Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 đồn Mang Cá cũng là một trong những điểm giao tranh ác liệt. Sau năm 1975, khu vực đồn Mang Cá Lớn trở thành doanh trại Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trong khi một phần Mang Cá Nhỏ trở thành khu dân cư, phần còn lại bị bỏ hoang.

Có thể nói Trấn Bình Môn là di tích gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay cổng thành này gần như bị lãng quên và không được nhắc đến nhiều.

Trấn_Bình_Môn
Hiện nay, khu vực này đã xuống cấp nghiêm trọng, cửa gỗ hư hỏng, mục nát, cây dại mọc kín
Ảnh chụp Màn hình 2024-03-12 lúc 14.55.23
Phía trên Trấn Bình Môn là một tòa nhà cũ được lợp ngói bờ rô xi măng nhưng hiện cũng bị bỏ hoang
Ảnh chụp Màn hình 2024-03-12 lúc 14.57.05
Đoạn tường thành cạnh Trấn Bình Môn hư hỏng theo thời gian và sự tàn phá của chiến tranh

>> Giữa chốn thành thị tấp nập, vẫn có một xã đảo yên bình tại Hà Nội

Sắp đại trùng tu Văn Miếu và Quốc Tử Giám triều Nguyễn sau hàng trăm năm tồn tại

Công trình lăng tẩm hoành tráng và độc đáo nhất triều Nguyễn: Toàn bộ khu vực gồm 42 ngọn đồi, núi lớn nhỏ, nằm cách xa Kinh thành Huế nhất

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/can-canh-cong-thanh-co-200-tuoi-bi-lang-quen-tai-mot-tinh-mien-trung-d117852.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cận cảnh cổng thành cổ 200 tuổi bị lãng quên tại một tỉnh miền Trung
    POWERED BY ONECMS & INTECH