Để ghi danh vào Câu lạc bộ 10.000 tỷ lợi nhuận năm 2022, các doanh nghiệp đã phải nỗ lực rất lớn và phải sở hữu rất nhiều lợi thế kinh doanh.
Nhiều năm trở lại đây, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các cổ phiếu trong danh mục “câu lạc bộ 10.000 tỷ lợi nhuận”. Để đạt mức lợi nhuận trên 10.000 tỷ, doanh nghiệp thường sở hữu rất nhiều yếu tố khẳng định sự khác biệt trong cả quy mô vốn, quy mô tài sản, “công thức quản trị” và cả chiến lược kinh doanh.
Năm 2022 vừa qua, danh sách câu lạc bộ 10 nghìn tỷ lợi nhuận trên thị trường chứng khoán vừa đón thêm thành viên mới là Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank – mã chứng khoán HDB) với lợi nhuận vượt kỷ lục cũ, lên mức 10.268 tỷ đồng. “Làn gió mới” HDBank cùng 12 ngân hàng/doanh nghiệp khác đã và đang vẽ sắc màu tươi sáng cho thị trường chứng khoán.
Đã có 13 doanh nghiệp tham gia câu lạc bộ 10.000 tỷ đồng lợi nhuận mùa báo cáo tài chính 2022
Tính đến sáng ngày 2/2/2023, danh sách thành viên câu lạc bộ lãi chục nghìn tỷ đã có 13 thành viên, trong đó Vinhomes tạo ấn tượng nhất với số lãi trước thuế 38.661 tỷ đồng, đang tạm chiếm vị trí quán quân. Vietcombank đứng thứ 2 với 37.359 tỷ đồng lợi nhuận.
Nhóm ngân hàng có đến 9 thành viên được ghi danh vào câu lạc bộ danh giá này. Trong đó có thể điểm danh thêm những cái tên như HDBank, như VIB, như VPBank, như BIDV, như ACB, như MBB, Vietinbank.
HDBank lần đầu gia nhập câu lạc bộ 10.000 tỷ đồng
Trong các ngân hàng trên sàn chứng khoán, ngoài những cái tên “thâm niên” luôn lọt TOP những doanh nghiệp lãi lớn trên sàn như Vietcombank hay Techcombank, VPBank… thì làn gió mới HDBank đang tạo điểm nhấn đầu tư mới. Lợi nhuận của HDBank tăng trưởng rất nhanh theo thời gian.
HDBank được các nhà đầu tư chú ý không chỉ về số lãi chục nghìn tỷ năm nay, mà cả quá trình tăng trưởngnhanh cũng như chiến lược khác biệt của ngân hàng này trong những năm gần đây. Nếu như năm 2018 đang ở mức 4.000 tỷ đồng thì chỉ 4 năm sau, năm 2021 đã gấp đôi, vượt 8.000 tỷ đồng và năm 2022 gần 10.300 tỷ đồng lãi trước thuế.
Với chiến lược kinh doanh nhấn trọng tâm vào chỉ tiêu án toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, HDBank ghi nhận các chỉ chỉ tiêu ROAE đạt 23,5%, ROAA đạt 2,1% - nằm trong nhóm cao dẫn đầu toàn ngành.
Không chỉ vậy, HDBank cho biết ngân hàng vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển. Để bắt kịp nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, HDBank đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số. Thành quả của năm 2022 là việc HDBank vinh dự nhận được giải thưởng “Sản phẩm, Giải pháp, Công nghệ số tiêu biểu” trong số 3.000 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia “Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam 2022” do Hội truyền thông số Việt Nam tổ chức. Trước đó năm 2021, HDBank đạt giải thưởng Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Asiamoney bình chọn và giải thưởng Ngân hàng Chuyển đổi số xuất sắc nhất Việt Nam do Tạp chí Global Brand bình chọn.
Hiện tại HDBank là một trong số 4 ngân hàng đầu tiên trên thị trường ứng dụng eKYC - định danh khách hàng trực tuyến. Nhờ các ứng dụng công nghệ hiện đại, tạo thuận lợi cho khách hàng mà số người dùng các kênh giao dịch trực tuyến của HDB gia tăng nhanh chóng.
Hé lộ thêm về dư địa phát triển thời gian tới, lãnh đạo ngân hàng cho biết hiện HDBank là một trong số ít ngân hàng chưa ký thoả thuận hợp tác độc quyền kinh doanh bảo hiểm. Đây là một trong những dư địa lớn cho HDBank tăng trưởng trong thời gian tới. Dự kiến trong năm 2023, ngân hàng sẽ sớm hoàn tất việc lựa chọn đối tác, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và thu nhập từ phí. Trong năm qua doanh số kinh doanh bảo hiểm của HDBank cao gấp hai lần cùng kỳ và thuộc TOP ngân hàng dẫn đầu.
Vietcombank, Techcombank, VPBank, Vietinbank, MBB và BIDV và ACB là những ngân hàng đã nhiều năm ghi danh vào câu lạc bộ danh giá này, không còn quá xa lạ với các nhà đầu tư. Chỉ Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã chứng khoán VIB) cũng là “tân binh” trong câu lạc bộ danh giá này như HDBank. Năm 2022 VIB lãi trước thuế 10.581 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 32% so với năm 2021. Những làn gió mới này sẽ “thổi” thêm sức sống mới cho nhóm các ngân hàng.
Lọc hóa dầu Bình Sơn, PV Gas bứt phá lợi nhuận, Vinhomes dẫn đầu lợi nhuận toàn thị trường chứng khoán
Trong câu lạc bộ danh giá này không chỉ có các ngân hàng, mà nhóm doanh nghiệp ngoài ngành vẫn ghi nhận nhiều cái tên. Ấn tượng nhất về tăng trưởng lợi nhuận phải kể đến Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR). Năm 2022 công ty lãi trước thuế xấp xỉ 15.300 tỷ đồng, tăng 120% so với năm 2021. Những yếu tố cấu thành lợi nhuận lớn của Lọc Hóa dầu Bình Sơn đến từ nhiều hướng, từ doanh thu tăng mạnh khoảng 67%, từ doanh thu tài chính tăng vọt nhờ nhận lãi tiền gửi, từ giá bán cao, chi phí vốn thấp… Đến hết năm 2022 Lọc Hóa Dầu Bình Sơn còn có khoản tiền gửi ngân hàng trên 24.000 tỷ đồng.
Ông lớn ngành dầu khí - Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas – mã chứng khoán) cũng báo cáo lãi trước thuế 18.800 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng 68% so với năm 2021.
Trong khi đó nhóm doanh nghiệp bất động sản có vẻ “đi lùi”. Vinhomes dù đứng vị trí quán quân về lợi nhuận, nhưng vẫn giảm 20% so với năm 2021, còn 38.661 tỷ đồng. Vinamilk cũng báo lãi trước thuế giám 19% về mức 10.500 tỷ đồng.