Thế giới

Chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc, khẩn trương hoàn thành dự án đường sắt 76.100 tỷ đồng đã 'đắp chiếu' 9 năm

Ngọc Hân 16/11/2024 - 21:11

Sau nhiều năm trì hoãn và thay đổi nhà thầu, dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn của Uganda đã chính thức tái khởi động với sự tham gia của một tập đoàn xây dựng đến từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào tháng 10/2024, tập đoàn xây dựng Yapi Merkezi của Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức ký hợp đồng trị giá 3 tỷ USD (khoảng 76.176 tỷ đồng) với Uganda để thiết kế và xây dựng tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn dài 273km.

Tập đoàn này sẽ thay thế công ty TNHH Kỹ thuật và Cảng Trung Quốc, nhà thầu trước đó đã bị hủy hợp đồng sau nhiều năm trì hoãn.

Mặc dù ký kết với bên Trung Quốc từ năm 2015, Uganda đã chấm dứt hợp đồng vào năm 2023 do nhà thầu không đáp ứng được các yêu cầu của dự án.

Tuyến đường sắt, còn gọi là đường sắt tuyến phía Đông, sẽ nối thị trấn biên giới Malaba giữa Uganda và Kenya với thủ đô Kampala.

Chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc, khẩn trương hoàn thành dự án đường sắt 76.100 tỷ đồng đã 'đắp chiếu' 9 năm - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: SCMP

Nhà thầu Yapi Merkezi mô tả đây là một trong những dự án lớn nhất mà các công ty Thổ Nhĩ Kỳ từng đảm nhận ở nước ngoài, có ý nghĩa chiến lược không chỉ với Uganda mà còn với toàn khu vực Đông Phi.

Siêu dự án đầy tham vọng

Dự án nằm trong kế hoạch xây dựng mạng lưới đường sắt điện khí hóa dài 1.700km của Uganda. Mạng lưới này sẽ kết nối Uganda với tuyến Mombasa-Naivasha đã hoàn thành tại Kenya, mở ra lối đi trực tiếp tới cảng Mombasa trên Ấn Độ Dương.

Tuyến đường sắt đơn mới được thiết kế hiện đại với tốc độ vận chuyển hàng hóa 100km/giờ, vận chuyển hành khách 120km/giờ và tải trọng trục lên tới 25 tấn. Đặc biệt, dự án sử dụng công nghệ tiên tiến như toa xe 2 tầng với tải trọng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách ngày càng tăng.

Được biết công suất vận chuyển hàng hóa dự kiến đạt 25 triệu tấn/năm.

Công nghệ hiện đại

Phía công ty Yapi Merkezi đã tích hợp nhiều công nghệ kỹ thuật số hàng đầu để tối ưu hóa tiến độ và đảm bảo chất lượng.

Trong đó, công nghệ Mô hình Thông tin Xây dựng (BIM) được sử dụng để tạo các mô hình 3D chi tiết, giúp dự báo và khắc phục các vấn đề kỹ thuật trước khi triển khai thực tế.

Chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc, khẩn trương hoàn thành dự án đường sắt 76.100 tỷ đồng đã 'đắp chiếu' 9 năm - ảnh 2
Ảnh minh họa. Nguồn: SCMP

Máy bay mini không người lái (Drone) và Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) cũng được huy động để khảo sát địa hình và giám sát tiến độ. Dữ liệu thu thập từ các drone và GIS không chỉ hỗ trợ việc lập bản đồ chính xác mà còn giúp đánh giá điều kiện thi công, giảm thiểu sai sót và tăng độ chính xác trong thiết kế.

Ngoài ra, các công cụ giám sát thông minh được áp dụng để phân tích dữ liệu lớn từ hoạt động xây dựng. Điều này sẽ tối ưu hóa quy trình thi công, cải thiện an toàn lao động và tránh lãng phí tài nguyên.

Động lực thúc đẩy dự án

Dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn của Uganda không chỉ đóng vai trò cải thiện vận tải hàng hóa và hành khách mà còn nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Việc phát hiện trữ lượng dầu mỏ lớn cùng các khoáng sản quý như quặng sắt, đồng, coban và phốt phát đã thúc đẩy nhu cầu về một hệ thống vận tải hiện đại, hiệu quả.

Quan trọng hơn, tuyến đường sắt này sẽ kết nối với các mỏ khoáng sản khổng lồ tại Congo - nơi có trữ lượng nhôm, đồng và coban đáng kể. Hiện tại, phần lớn những nguồn tài nguyên này chỉ có thể vận chuyển qua hệ thống đường bộ vốn đã quá tải.

Chính phủ Uganda kỳ vọng rằng hệ thống đường sắt mới sẽ giúp đẩy nhanh việc đưa khoáng sản từ Uganda và Congo ra thị trường quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu và châu Mỹ.

Đây không chỉ là bước tiến lớn về kinh tế mà còn khẳng định vai trò chiến lược của Đông Phi trên bản đồ thương mại toàn cầu.

Tổng hợp

>> Từ chối Nhật Bản để chọn châu Âu cho dự án đường sắt cao tốc 16 tỷ USD, quốc gia châu Á nhanh chóng tự chủ công nghệ chỉ sau 1 lần hợp tác

Siêu công trình đường sắt cao tốc dài hơn 76km có vốn đầu tư 140.000 tỷ đồng: Gồm tổ hợp 36 cầu-17 hầm, sẽ đạt kỷ lục thế giới về độ khó xây dựng

Quốc gia có GDP bình quân kém xa Việt Nam nhưng đang tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, làm được đường sắt đô thị từ 40 năm trước

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/cham-dut-hop-dong-voi-nha-thau-trung-quoc-khan-truong-hoan-thanh-du-an-duong-sat-76100-ty-dong-da-dap-chieu-9-nam-130449.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc, khẩn trương hoàn thành dự án đường sắt 76.100 tỷ đồng đã 'đắp chiếu' 9 năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH