Sống

Chiếc máy bay đầu tiên do Việt Nam chế tạo từ thập niên 80: Trọng lượng cất cánh lên tới 1.100kg, có thể bay thẳng từ Hòa Lạc sang Gia Lâm

Quỳnh Như 26/02/2024 09:00

Việc chế tạo thành công máy bay đã ghi một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của ngành kỹ thuật hàng không Việt Nam.

Vào cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, một nhóm cán bộ, kỹ sư quân đội đã thực hiện nghiên cứu, thiết kế những chiếc máy bay đầu tiên ở Việt Nam.

Vào tháng 3/1978, Quân ủy Trung ương đã họp và phê chuẩn dự án “Xây dựng cơ sở thiết kế và chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ” và cho phép Quân chủng Phòng không - Không quân triển khai thực hiện.

Lúc bấy giờ, Trung tướng Trương Khánh Châu - Viện trưởng Viện Kỹ thuật quân sự Không quân (sau này là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng), chủ nhiệm dự án đã hoạch định các bước tính toán, chế tạo thử. Với phương pháp thiết kế mô phỏng theo máy bay Rallye-220 GT của hãng Aerospatiale, Pháp.

Ban thiết kế kết cấu bên chiếc TL-1 (từ trái sang phải: Nguyễn Duy Tộ, Trần Mạnh Chung, Lê Kiên Thành). Ảnh: Bảo tàng Phòng không - Không quân

(TyGiaMoi.com) - Ban thiết kế kết cấu bên chiếc TL-1 (từ trái sang phải: Nguyễn Duy Tộ, Trần Mạnh Chung, Lê Kiên Thành). Ảnh: Bảo tàng Phòng không - Không quân

Công việc trước tiên là căn cứ vào yêu cầu về tính năng kỹ thuật, chiến thuật cần phải đạt được để tính toán thiết kế ra hình dạng khí động của máy bay. Sau đó, chuyển sang tính độ bền của các khâu chịu lực trong máy bay, rồi tiến hành thiết kế kết cấu thân, cánh, khung vỏ máy bay và các bộ phận khác. Việc cuối cùng là vẽ các bản vẽ tổng thể, bản vẽ lắp ráp cụm nhóm và bản vẽ các chi tiết để gia công chế tạo.

Khâu khó nhất trong quá trình thiết kế và chế tạo là việc gia công, chế tạo các chi tiết của máy bay. Trong điều kiện thiếu máy móc, việc gia công chủ yếu là thủ công, các kỹ sư thiết kế và kỹ sư công nghệ phải phối hợp thật chặt chẽ để các chi tiết thiết kế có thể gia công được.

Tuy nhiên, không tránh khỏi nhiều chi tiết rất khó gia công, đòi hỏi có máy ép chuyên dụng công suất lớn, những bộ khuôn kích thước lớn và độ chính xác cao. Các kỹ sư công nghệ cùng với những công nhân lành nghề đã có sáng kiến chế tạo ra máy ép thuỷ lực áp suất hàng trăm tấn cùng với những bộ khuôn gỗ khuôn cao su để chế tạo ra những khung sườn máy bay theo đúng bản vẽ. Nhiều chi tiết phải làm đi làm lại rất nhiều lần. Ví dụ, để hoàn thành khung số 1, các kỹ sư phải ép tới 14 lần mới thành công.

Các thông số cơ bản của máy bay TL-1: trọng lượng rỗng 830kg; trọng lượng cất cánh tối đa 1.100kg; 4 chỗ ngồi; tốc độ bay bằng tối đa 265km/h; tốc độ hạ cánh 98km/h; tốc độ lên thẳng 5m/s; trần bay 4.500m. Ảnh: Báo Tiền Phong

(TyGiaMoi.com) - Các thông số cơ bản của máy bay TL-1: trọng lượng rỗng 830kg; trọng lượng cất cánh tối đa 1.100kg; 4 chỗ ngồi; tốc độ bay bằng tối đa 265km/h; tốc độ hạ cánh 98km/h; tốc độ lên thẳng 5m/s; trần bay 4.500m. Ảnh: Báo Tiền Phong

Sau 3 năm kiên trì thiết kế, chế tạo theo tiêu chuẩn Luật Hàng không Liên bang Far-25 Mỹ, chiếc máy bay loại trinh sát liên lạc TL-1 đầu tiên ra đời. Tháng 8/1980, chiếc máy bay được chế tạo xong và đưa bay thử nghiệm tại sân bay Hòa Lạc.

Trong chuyến bay thử nghiệm ngày đó, mọi người đều rất hồi hộp. Trên sân bay, cứ 200m lại bố trí một cán bộ, kỹ sư đứng để quan sát chuyển động của máy bay. Trong lần tăng tốc đầu tiên trên mặt đất, máy bay đã gặp trục trặc, càng trước lắc, làm gãy thanh đỡ. Cả nhóm thiết kế lại tập trung ngày đêm khắc phục. Và cho đến ngày 25/9/1980, chiếc máy bay đã cất cánh chuyến đầu thành công ở độ cao 200m.

Chiếc máy bay mang ký hiệu TL-1 trong lần bay thử thành công lần đầu tháng 9/1980. Ảnh: Bảo tàng Phòng không - Không quân

(TyGiaMoi.com) - Chiếc máy bay mang ký hiệu TL-1 trong lần bay thử thành công lần đầu tháng 9/1980. Ảnh: Bảo tàng Phòng không - Không quân

Sau đó, TL-1 đã hoàn thành chương trình bay thử với 10 chuyến bay và 102 phút trên không. TL-1 là máy bay do Việt Nam chế tạo (trừ động cơ), cung đường xa nhất là từ Hòa Lạc sang Gia Lâm dài 75km (do chức năng làm mát động cơ yếu nên không dám bay cao hơn).

TL-1 đang được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân Hà Nội

(TyGiaMoi.com) - TL-1 đang được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân Hà Nội

Việc chế tạo thành công máy bay TL-1 đã ghi một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của ngành kỹ thuật hàng không Việt Nam. Sau khi "về hưu", TL-1 đang được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân Hà Nội.

>> 'Pháo đài bay' B-52 bị Việt Nam bắn hạ nằm dưới lòng hồ giữa Thủ đô suốt hơn 50 năm không hoen gỉ, trở thành biểu tượng lịch sử

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường để trình diễn hơn 2.000 máy bay không người lái

Tuyến đường ngang linh thiêng nhất Trường Sơn huyền thoại: Hứng chịu hơn 17.000 tấn bom, bị B-52 và máy bay cường kích đánh liên tục

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/chiec-may-bay-dau-tien-do-viet-nam-che-tao-tu-thap-nien-80-trong-luong-cat-canh-len-toi-1100kg-co-the-bay-thang-tu-hoa-lac-sang-gia-lam-d116769.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Chiếc máy bay đầu tiên do Việt Nam chế tạo từ thập niên 80: Trọng lượng cất cánh lên tới 1.100kg, có thể bay thẳng từ Hòa Lạc sang Gia Lâm
    POWERED BY ONECMS & INTECH