Chưa bao giờ có một thiên tai tàn phá dữ dội như bão YAGI
Báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm: Thích ứng với thiên tai ngày càng dị thường và khốc liệt nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của thiên tai ngày càng dị thường và khốc liệt cũng như đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Miền Bắc nước ta vừa trải qua một thảm hoạ thiên tai nghiêm trọng nhất trong nửa thế kỷ qua khi siêu bão YAGI đổ bộ và tàn phá, gây ra gió mạnh dữ dội, mưa lớn bao trùm miền bắc, lũ lịch sử trên các dòng sông và ngập lụt ở 21 tỉnh/thành phố. Hậu quả để lại vô cùng to lớn và tang thương. Tính đến ngày 28/9, bão, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét đã khiến 344 người chết và mất tích, thiệt hại về vật chất ước tính trên 81.000 tỷ đồng.
Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của thiên tai ngày càng dị thường và khốc liệt cũng như đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, hôm nay, Báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm: Thích ứng với thiên tai ngày càng dị thường và khốc liệt.
Khách mời tọa đàm:
Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn.
PGS.TS Phạm Quý Nhân, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
TS Vũ Anh Tuân, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
TS. Nguyễn Đại Trung, Trưởng Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế thuộc Viện Khoa học địa chất và khoáng sản.
Ông Văn Phú Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển
kỹ thuật Tài nguyên nước – WATEC
Ông Đặng Văn Tâm, Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng.
Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
6 phút trước
Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm
Ảnh: Như Ý |
12 phút trước
Phá rừng, xẻ núi gây thiên tại khốc liệt
Trong suốt mùa hè vừa qua cũng như trong đợt mưa lũ do bão YAGI, chúng ta thấy có rất nhiều vụ sạt lở đất, lũ quét nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, điển hình như lũ quét ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Theo ông, vì sao các thiên tai như lũ quét, sạt lở đất ngày càng xảy ra trên quy mô ngày càng lớn với tần suất ngày càng dày? Bên cạnh tác động của tự nhiên, có tác động từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người không?
TS. Nguyễn Đại Trung, Trưởng Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế thuộc Viện Khoa học địa chất và khoáng sản:
Nguyên nhân gây sạt lở đất, lũ bùn đá ở khu vực miền núi, trung du Việt Nam trong thời gian qua rất đa dạng, trong đó đặc biệt phải kể đến các nguyên nhân khách quan như: địa hình, địa mạo, địa chất, kiến tạo, vỏ phong hóa, thổ nhưỡng, thảm phủ, khí tượng, thủy văn...
TS. Nguyễn Đại Trung, Trưởng Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế thuộc Viện Khoa học địa chất và khoáng sản |
Nhìn chung, yếu tố kích hoạt tự nhiên gây sạt lở đất, lũ quét được xác định chủ yếu là do yếu tố khí tượng: mưa lớn, mưa dài ngày. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan như các yếu tố kích hoạt sạt lở đất do con người ngày càng gia tăng từ các hoạt động nhân sinh như sử dụng đất trồng cây thay đổi thảm phủ thực vật, xây dựng các công trình, phá rừng, cắt xẻ sườn đồi, núi làm đường, mở rộng đường, khai thác khoáng sản…
Các thiên tai như sạt lở đất, lũ quét ngày càng xảy ra trên quy mô ngày càng lớn với tần suất ngày càng dày ở các khu vực miền núi, trung du Việt Nam do có nhiều yếu tố và tác động tự nhiên và nhân sinh.
Về các tác động tự nhiên, đặc điểm địa hình Việt Nam khá đặc biệt với 2/3 là địa hình miền núi trung du, địa hình xâm thực, chia cắt tạo ra các theo các khe hẻm, vách núi sâu ở miền núi tạo các sườn dốc lớn, thung lũng sâu, là nơi hay xảy ra sạt lở đất, lũ bùn đá…
Bên cạnh đó hiện tượng động đất, núi lửa phun trào gần đây tại nước ta đã tạo ra 1 loại đất mềm, bở trên bề mặt, khi mưa lũ xảy ra, loại đất này rất dễ bị mất đi bộ kết dính, bị cuốn trôi gây ra tình trạng sạt lở.
Ngoài ra, hiện tượng thời tiết cực đoan gây mưa lớn, kéo dài ngày do biến đổi khí hậu gây bão (hiện tượng biến đổi En Nino sang La Nila) với tần suất lớn.
Bên cạnh các tác động của tự nhiên, các tác động nhân sinh từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở miền núi và trung du Việt Nam bao gồm: Xây dựng các công trình giao thông, điện, trường, trạm, thủy điện, đập, hồ, khai thác khoáng sản, khai tác đất, đá làm vật liệu xây dựng, thay đổi địa hình tự nhiên và thảm phủ (trồng cây công nghiệp, nông nghiệp) v.v.
Các hoạt động, phá rừng, xẻ núi làm giao thông đã ảnh hưởng không nhỏ đến địa hình tự nhiên của nước ta.
Bên cạnh đó việc khai thác quá tay thảm thực vật gây ra tác động không nhỏ.Ví dụ như, cách đây 30-40 năm tại Đồng Văn Cao Bằng có lớp phủ thực vật khá phong phú, nhưng hiện nay do tình trạng khai thác quá mức, lớp phủ chuyển sang thảm phủ.
Đợt mưa bão vừa qua tôi cũng đã đi khảo sát một số nơi, sạt lở ở miền Bắc một phần do khai thác khoáng sản tại các nơi gây đứt gãy sâu. Khi hoàn lưu bão YAGI đi qua gây mất kết dính, tạo nên sạt lở.
Hiện nay có một số động đất nhẹ do các trạm thủy điện tích nước, tích tụ năng lượng dưới lòng đất. Đâu đó tại các địa phương, người dân vẫn cảm nhận được rung lắc nhẹ trong lòng đất. Nhưng rung lắc này làm nứt gãy diễn ra gây tác động đến tự nhiên.
Hiện nay, các đơn vị đã có nhiều cảnh báo sớm tới cho người dân, tuy nhiên công tác thích ứng với thiên tai cần đi sâu đi sát hơn nữa. Các địa phương nên chủ động di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
22 phút trước
Gây dựng lại kinh tế theo hướng bền vững
Nhà báo Lê Minh Toản, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong: Bão YAGI đã đi qua, đời sống người dân dần quay trở lại nhưng nỗi ám ảnh còn mãi. Người dân chắt chiu bao nhiêu năm, một trận bão đi qua, cuốn trôi tất cả, lại phải làm lại từ đầu. Ông Hải có thể cung cấp thông tin về thiệt hại do bão gây ra đến thời điểm này?
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai:
Chúng ta phải đã đặt công tác phòng chống thiên tai thường xuyên, liên tục. Nhà báo Lê Minh Toản đã lấy dẫn chứng người dân ở Quảng Bình thường xuyên bị bão lũ quét sạch tài sản. Và cứ như vậy, 5 năm hay 10 năm địa phương khó có thể phát triển được. Nhìn lại các đợt thiên tai lớn, nơi nào lãnh đạo địa phương quan tâm sâu sát sẽ hạn chế được phần nào thiệt hại.
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai |
Những khu vực ngập lụt phải có giải pháp thích ứng và quản lý rủi ro nhằm đảm bảo tính chủ động. Trên thực tế, thời gian vừa qua chúng ta đã có những giải pháp ứng phó để người dân thích nghi, không phải di chuyển đi nơi khác.
Trong khi các loại hình thiên tai có xu thế ngày càng cực đoan thì quá trình phát triển kinh tế xã hội, dân số gia tăng cũng tác động đến thiệt hại. Ngày nay, các đơn vị, người dân kinh doanh, sản xuất giá trị lớn nên thiệt hại cũng rất cao. Chúng ta cần định hướng gây dựng lại thiệt hại kinh tế theo hướng bền vững.
Về cơn bão số 3 đến thời điểm này có thể khẳng định, cơn bão đã gây thiệt hại rất lớn về người và của. Về người, bão lũ khiến 345 người chết và mất tích, thậm chí một số người mất tích đến nay vẫn chưa tìm thấy. Trong đó, người chết chủ yếu do sạt lở đất, loại hình thiên tai 5-10 năm gần đây chúng ta cần quan tâm.
Về kinh tế, đến nay chúng tôi thống kế được thiệt hại gần 82.000 tỉ đồng. Đây cũng là thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay. Có thể so sánh với năm 2017 có nhiều bão đổ bộ nhưng tổng thiệt hại khoảng 60.000 tỉ đồng. Có thể nói, sức tàn phá của cơn bão vừa qua là hết sức khủng khiếp và diện rộng. Bão tiếp cận từ biển vào đồng bằng lên miền núi, gây sạt lở từ miền núi lại trôi xuống đồng bằng thành một vòng tròn. Trước đó trong chỉ đạo chúng ta chưa hình dung hết tác động liên hoàn, lũ xảy ra diện rộng nên công tác điều phối cũng gặp không ít khó khăn.
Tổng thể trong năm 2024 cũng là một năm đặc thù khi có lượng mưa lớn kéo dài hàng tháng gây ra các vụ sạt lở đất. Dù đã được cảnh báo nhưng đã xảy ra những vụ việc đáng tiếc khiến nhiều người chết. Trong tương lai, chúng ta cần tăng cường cảnh báo để hạn chế thiệt hại về người, tài sản ở các điểm sạt lở. Tính từ đầu năm đến nay có tới 501 người chết và mất tích do thiên tai, tăng 2,38 lần so với trung bình 10 năm gần đây. Về kinh tế, thiệt hại gấp 4 lần so với trung bình 10 năm gần đây (trung bình năm các năm gần đây là khoảng 21.000 tỉ đồng/năm).
Từ những con số thiệt hại về người và kinh tế kể trên, tôi cho rằng, chúng ta cần suy ngẫm, nhìn nhận lại để có bài học kinh nghiệm ứng phó cũng như tái thiết lại kinh tế cũng như đời sống của người dân. Trong đó, chú ý đối tượng tổn thương nhiều nhất là người dân sản xuất nông nghiệp, cần có giải pháp để phòng tránh rủi ro thiên tai bất thường có thể lặp lại trong thời gian tới.
31 phút trước
Những năm qua, không chỉ bão mạnh, Việt Nam ghi nhận nhiều cực đoan về mưa lớn, nắng nóng, hạn hán. Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định như thế nào về xu thế thiên tai ở Việt Nam trong những năm qua và những năm tới?
Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn:
Với tác động của biến đổi khí hậu hiện nay thì thiên tai và xu hướng thiên tai dưới tác động của biến đổi khí hậu còn diễn biến nhiều bất thường hơn nữa.
Các hiện tượng cực đoan từ nắng hạn cho tới nắng nóng, sự nóng lên toàn cầu của trái đất, nước biển dâng sẽ trầm trọng hơn trước.
Các cơn bão dù chưa có dấu hiệu rõ ràng nhưng số lượng bão mạnh tăng lên gần đây là một xu hướng. Đây là điều dễ hiểu vì biến đổi khí hậu sẽ tạo nhiều điều kiện hình thành các cơn bão mạnh. Minh chứng nhiều năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều cơn bão mạnh. Chỉ có 5-6 năm gần đây chúng ta đã hứng chịu nhiều năm có đến 6 cơn bão mạnh.
Hiện tượng El Nino là hiện tượng nắng nóng gây ít bão nhưng lại xuất hiện nhiều bão mạnh.
Còn hiện tượng La Nina khiến xuất hiện bão nhanh, phát triển nhanh hơn
Dưới tác động biến đổi khí hậu ngoài bão mạnh thì còn mưa lớn cực đoan hơn. Ví dụ, ở miền Bắc xuất hiện lương mưa 2.000mm chỉ trong vòng 2 ngày. Hệ lụy lũ quét, lở đất, ngay vùng ven biển cũng xuất hiện ngập lụt do mưa lớn.
Rồi hiện tượng nước biển dâng.
Nói đến biến đổi khí hậu còn là nói đến nắng nóng và kỉ lục nhiệt độ cao. Việt Nam chỉ có trong 2013,2024 có hơn 100 lần kỉ lục bị phá vỡ. Đó là ở Tương Dương, Nghệ An chúng tôi đã ghi nhận 42 độ.
Rồi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là ở hiện tượng lâu không mưa. Và thời gian tới, chắc chắn dưới tác động của biến đổi khí hậu lũ quét cũng sẽ phổ biến và bất ngờ hơn.
35 phút trước
Bão YAGI - cơn bão cực kì nguy hiểm
Thưa ông, siêu bão YAGI đổ bộ miền Bắc nước ta ngày 7/9 là cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp. Tuy nhiên, xuất hiện nhiều thông tin nhận định khác nhau về bão YAGI, có thông tin cho rằng, bão mạnh nhất 30 năm qua, cũng có thông tin cho rằng, bão mạnh nhất 50 năm qua. Ông có thể chia sẻ những nhận định chính xác và đầy đủ của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Việt Nam về cơn bão vô cùng nguy hiểm này?
Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn:
Hiện nay chúng ta đã có thời gian nghiên cứu kĩ lưỡng và có những thông tin đầy đủ cũng như những kỉ lục của cơn bão này.
Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn. |
Phóng sự cho tôi thấy cảm xúc bồi hồi khi trực tiếp từ khi nó hình thành đầu tháng 9 và bắt đầu từ mồng 7 đã ảnh hưởng trực tiếp về đất liền. Thực chất ở biển Đông là khủng khủng khiếp nhất thì chỉ là những hình ảnh trên vệ tinh.
Đây là áp thấp nhiệt đới hình thành ở ngoài biển Đông hồi đầu tháng 9, nhưng khi vào biển Đông (vào ngày 3/9) thì bão có tên YAGI và có tên cơn bão số 3.
Ngay sau khi vào biển Đông, khoảng 2 ngày sau đã tăng từ cấp 8 lên cấp 16. Đây là kỉ lục đầu tiên mà chúng tôi ghi nhận có độ tăng cấp nhanh nhất.
Đây là cơn bão có hoàn lưu rất rộng, mắt bão rất sắc nét và khẳng định đây là cơn bão cực kì nguy hiểm.
Khi đổ bộ vào bán đảo Hải Nam, của Trung Quốc thì vẫn là siêu bão.
Vào vịnh Bắc Bộ rồi thì bão về Quảng Ninh, Hải Phòng thì hoàn lưu vẫn rộng và mức ảnh hưởng vẫn là cấp 14.
Các vị trí tiền tiêu là Vân Đồn, Quảng Ninh, bãi cháy đã có bão cấp 13,14, giật cấp 17. Hải Phòng cấp 12,13 giật cấp 15.
Khi vào đất liền thì như các cơn bão khác, ngày 8-9 thì như các cơn bão khác, lượng mưa rất lớn phủ khắp Bắc Bộ và Thanh Hóa.
Lượng mưa phổ biến của cơn bão ở mức 400-500mm, nhiều nhất là 700mm.
Cơn bão ảnh hưởng nhiều nhất trên hệ thống sông Thao khiến nhiều nơi lũ lên mức lịch sử, cao nhất từ trước đến nay, cách đây 60-70 năm.
Mưa lũ cực đoan gây lũ quét ở Lào Cai, Cao Bằng. Mặt khác, năm nay tháng 6,7 đã có cuộc mưa dài ngày nên mới gây sạt lở kéo dài diện rộng.
Cụ thể như sau:
Tổng kết lại về cơn bão này để thấy có những điểm đặc biệt, kỉ lục, bất thường.
Trong 48 tiếng, cơn bão này tăng cấp nhanh nhất đến 8 cấp. Từ năm 2014, trước đây chỉ chia cấp siêu bão đến cấp 12 nên cấp độ đo chỉ đến cấp 12 thôi. Từ 2014, chúng ta có thể đo đạc được siêu bão từ cấp 16 trở lên.
Đây là siêu bão có hoàn lưu bão rất rộng nhất là trên biển Đông. Đây là cơn bão có hoàn lưu rộng nhất mà chúng tôi ghi nhận được từ trước đến nay.
Lần đầu tiên đo được ở Bãi Cháy bão ở cấp 17. Còn ở đất liền thì đo được cấp 14 - mức cao nhất từ trước đến nay.
Chúng tôi đánh giá đây là cơn bão cao nhất từ trước đến nay mà quan trắc chúng ta đo đạc được. Dù đây là cơn bão không có lượng mưa nhiều nhất nhưng trước đó các nơi đã có mưa lớn nên sau bão đã gây ra sạt lở nghiêm trọng.
1 giờ trước
1 giờ trước
Biến đổi khí hậu - thách thức toàn cầu
Mở đầu buổi toạ đàm, Nhà báo Lê Minh Toản, Phó Tổng biên tập Báo Tiền Phong cho rằng, từ các trận bão lũ vừa qua cho thấy thiên tai ngày càng dị thường. Ngày nay biến đổi khí hậu không còn là thách thức của Việt Nam mà là thách thức của toàn cầu.
Nhà báo Lê Minh Toản, Phó Tổng biên tập Báo Tiền Phong |
Các vị khách mời đến buổi tọa đàm hôm nay mỗi người ở một lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau sẽ có những chia sẻ để bạn đọc nhận diện được vì sao thiên tai ngày càng khốc liệt cũng như cách nào có thể ứng phó một cách hiệu quả.
Với buổi toạ đàm hôm nay, báo Tiền Phong với các nền tảng điện tử và báo giấy với số lượng bạn đọc lớn sẽ lan toả thông tin, thông điệp rộng rãi nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thiên tai.
>>Bão Yagi khiến một công ty bảo hiểm lỗ nặng trong quý III/2024
Bão Yagi khiến một công ty bảo hiểm lỗ nặng trong quý III/2024 
Bão Yagi và vai trò của bảo hiểm: Lá chắn kinh tế trong cơn bão rủi ro