Trước sự bật tăng mạnh mẽ của cổ phiếu FLC và các mã họ FLC, nhiều nhà đầu tư lạc quan cho rằng “FLC khéo còn thay HPG trong VN30”.
Kết phiên giao dịch ngày 4/7/2022, VN-Index giảm 3,37 điểm (-0,28%) xuống 1.195,53 điểm; toàn sàn có 228 mã tăng, 219 mã giảm và 66 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2,31 điểm (0,83%) lên 281,19 điểm; toàn sàn có 103 mã tăng, 80 mã giảm và 47 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,28 điểm (-0,32%) xuống 87,9 điểm.
MWG, GAS và HPG là những mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index.
Ở chiều ngược lại nhóm ngành chứng khoán duy trì diễn biến lạc quan với 19 mã tăng và 2 mã giảm. ART và HCM tăng hết biên độ 8,7% và 6,9%, VIX tăng 5,54%, VND tăng 3,23%, SSI tăng 2,54%,...
Trong khi nhóm bluechip vẫn khá ì ạch, khiến thị trường thếu đi động lực, nhóm cổ phiếu họ FLC đồng loạt mở cửa tăng trần và kết phiên hết trong sắc tím.
“Họ FLC” hồi sinh sau "những ngày giông bão"
Kết phiên 4/7, cổ phiếu FLC tím lịm đạt mức 6.200 đồng/cp, tức đã tăng 72% chỉ trong nửa tháng. FLC liên tiếp chuỗi xanh tím khiến không ít người bất chấp xả hàng ở giá sàn hiện đang tiếc hùi hụi.
Trong lịch sử, FLC và các mã khác thuộc họ này không ít lần theo kịch bản “trần vài cây là anh tôi lại sàn vài phiên”. Dẫu biết cứ tâng hô rồi có ngày bị úp bô nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn cứ đâm đầu, tuy nhiên, cái gì cũng có nguyên của nó, có người mất thì cũng phải có người được. Nhiều nhà đầu tư lỗ hơn trăm triệu cho đến tiền tỷ vì Q-Index nhưng cũng có những người giàu lên nhanh chóng khi bắt đúng thời điểm vào đúng sóng.
Ví dụ, nhà đầu tư mua cổ FLC vào tháng 10/2021 thì tới tháng 1/2022 có thể x2 tài sản; những người canh nhịp điều chỉnh bắt đáy vào phiên 27/1/2022 thì sau gần 2 tháng đã có thể tăng 33% tài sản và đặc biệt nếu mua cổ FLC vào phiên 20/6 vừa qua thì tài sản của bạn đã tăng hơn 70% chỉ sau 2 tuần giao dịch.
Bởi lẽ đó, các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao vẫn coi “chốn sòng bạc” này là nơi hái ra tiền. Đứng trước nguy cơ cứ hễ bị tung tin xấu là giảm kịch sàn, trắng bên mua song mỗi khi họ Q-Index nổi sóng, anh em lại thi nhau đua lệnh xanh tím với phương châm “xanh không mua đỏ lấy gì mà bán”.
Ngoài ra, sau nhịp điều chỉnh mạnh của thị trường, các mã nhà FLC được đánh giá là rẻ khi chưa bằng tiền cốc trà đá. Trong 2 phiên 20 và 21/6, các cổ phiếu Q-Index xác lập đáy từ 2.200 đồng - 3.600 đồng/cp rồi đảo chiều tăng mạnh từ 20% - 72% chỉ trong 2 tuần giao dịch.
Vừa dễ lướt sóng lại vừa rẻ khiến FLC, KLF, ROS, AMD, ART, HAI lọt top cổ phiếu có thanh khoản cao trên thị trường với khối lượng khớp lệnh trung bình đạt hơn 1,5 triệu đơn vị/phiên trong đó FLC dẫn đầu với 7,5 triệu đơn vị khớp lệnh/phiên.
Hòa Phát (HPG) - Cổ tốt hay "rác"?
Đầu năm 2022, nhiều chuyên gia và chứng sĩ từng nhận định rằng thép sẽ được hưởng lại trong năm nay và cổ phiếu thép có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn của dòng tiền. Trong ngành thép, HPG được đánh giá là cổ phiếu tốt và có tiềm năng, vì vậy, khi mã thép chịu sự điều chỉnh chung của thị trường tháng 4 - 6/2022, các chứng sĩ đã mạnh tay gom HPG với kỳ vọng tích sản.
Dù không nằm sàn liên tiếp nhưng với kịch bản “cấu rỉa” từng phiên, HPG nhanh chóng trở thành nỗi ác mộng với nhà đầu tư khi họ nhận ra tài sản đã “bốc hơi” hơn nửa. Những người mua HPG từ mức giá 56.000 - 58.000 đồng/cp hồi cuối tháng 10/2021, giờ chỉ còn biết “ngậm ngùi gồng lỗ”.
Cứ có dấu hiệu hồi phục, các chứng sĩ lại hy vọng thép bật tăng trở lại nhưng chẳng được vài phiên , HPG quay về đà giảm khiến nhiều nhà đầu tư mất niềm tin khi chia đôi tài sản.
Đợi chờ là hạnh phúc nhưng đời không như là mơ, càng chờ lại càng lỗ sâu. Không có phép màu nào xảy ra, đóng cửa phiên 4/7, HPG tiếp tục lao thẳng về mức 22.000 đồng/cp, tức đã mất hơn 62% so với vùng giá đỉnh và giảm 44% so với hồi tháng 3/2022.
Với sự sa sút này, nhiều anh em các hội nhóm chứng khoán cho rằng “HPG giờ chỉ như mớ giấy lộn”, “HPG giờ cổ rác rồi. Tuổi gì đòi so với FLC”.
Hòa Phát (HPG) được chấp thuận đầu tư 8 dự án với tổng vốn 180.000 tỷ đồng 
Hòa Phát (HPG) đạt chứng nhận ISO quốc tế, khẳng định cam kết 'xanh hóa' ngành thép