Trung Quốc chỉ mất 3 năm đã xây xong cầu Beipanjiang có tổng chiều dài 1.341m, chiều cao mặt cầu gần 600m, trực tiếp lập kỷ lục mới về cây cầu cao nhất thế giới.
Chỉ mất 3 năm để hoàn thành cây cầu cao nhất thế giới
Cầu Beipanjiang hay Bắc Bàn Giang, cao 565m, dài 1341m, với 4 làn xe lưu thông, kết nối giữa hai tỉnh Quý Châu và Vân Nam, trở thành cây cầu  cao nhất thế giới. Cây cầu do đội ngũ các kỹ sư người Trung Quốc thiết kế, giúp các phương tiện lưu thông qua sông Bắc Bàn. Tổng chi phí xây dựng lên tới 120 triệu bảng Anh.
Trung Quốc chỉ mất 3 năm đã xây xong cây cầu, khiến nhiều chuyên gia cầu đường ngỡ ngàng.
Cách đây 10 năm, năng lực xây dựng cầu của Trung Quốc  chưa thực sự nổi bật. Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, thế mạnh về cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã nổi tiếng thế giới, dù là xây dựng cầu hay đường sắt đều có thể đạt đến trình độ hàng đầu.
Khi Trung Quốc lên kế hoạch xây cầu Beipanjiang nối Quý Châu và Vân Nam để giải quyết vấn đề đi lại của người dân địa phương, một số chuyên gia về cầu đường đã nói rằng, xây dựng cây cầu này thì ít nhất cũng phải 300 năm mới hoàn thành.
Thời điểm đó công nghệ về xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc chưa thực sự quá phát triển. Xét tình hình thực tế của kế hoạch xây cầu, môi trường địa hình khiến việc xây dựng cầu Beipanjiang vô cùng khó khăn.
Vị trí Trung Quốc chọn xây dựng cây cầu nằm ở hẻm núi Beipanjiang Grand Canyon, trong một vùng núi sâu, độ sâu của hẻm núi là 600m, địa hình rất dốc và điều kiện địa chất cũng phức tạp. Hơn nữa, một số vấn đề về địa chất thường xuyên xảy ra trong khu vực khiến việc xây cầu trở nên khó khăn hơn.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và đầu tư thêm nhiều công nghệ mới, Trung Quốc khởi công dự án xây cầu vào năm 2013. Đặc biệt, nước này chỉ mất 3 năm đã xây xong cây cầu, khiến nhiều chuyên gia cầu đường ngỡ ngàng.
Bắc ngang qua hẻm núi sâu, cầu Beipanjiang được xây dựng ở độ cao gần gấp đôi so với tòa nhà The Shard cao 95 tầng ở London. Trong quá trình xây dựng cầu Beipanjiang, Trung Quốc cũng đã vượt qua nhiều vấn đề kỹ thuật trong xây dựng cầu, phát triển một số công nghệ mới và xin cấp bằng sáng chế.
Trung Quốc đã sử dụng công nghệ gì?
Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ chuỗi ngành cầu với ba nhu cầu chính là "an toàn, thông minh và xanh", tích hợp đầy đủ công nghệ kỹ thuật số và lấy trí tuệ nhân tạo làm cốt lõi, một thế hệ kỹ thuật cầu mới hiện thực hóa thiết kế thông minh, xây dựng thông minh, quản lý thông minh và sử dụng thông minh.
Cơ quan Kiểm soát Giao thông và Cục Xây dựng và Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết:
Đầu tiên, Trung Quốc sử dụng thiết bị gia công thép hoàn toàn tự động như robot phân loại thông minh để giảm đầu vào lao động.
Đồng thời, họ xây dựng một trung tâm cung cấp bê tông khép kín tích hợp hiện đại hóa, thông minh, tin học hóa và cơ giới hóa được thiết lập và phân phối phân tán cũng được triển khai. Trong quá trình đổ bê tông, công nghệ cảm biến sợi quang đã khắc phục được hàng loạt vấn đề và đảm bảo có thể đúc và tạo hình sàn hầm chỉ trong một lần.
Theo xu hướng phát triển của cầu đường tại Trung Quốc hiện nay là số hóa, thông minh, kết nối mạng và xanh hóa. Trung Quốc đã sử dụng hỗn hợp nhựa đường đặc biệt có thể tự động điều chỉnh nhiệt độ mặt đường; với sự trợ giúp của công nghệ 5G để thúc đẩy tích hợp sâu BIM, big data, Internet vạn vật và các công nghệ khác với việc xây dựng cầu đường.
Các cây cầu ở Trung Quốc được xây dựng bằng công nghệ 5G, công nghệ định vị Beidou, công nghệ phát hiện sợi quang, công nghệ radar, phân tích dữ liệu và các công nghệ khác.
Khi cầu Beipanjiang hoàn thành, các chuyên gia phải trầm trồ khi Trung Quốc chứng tỏ năng lực vượt trội trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Các kỹ sư, kiến trúc sư đã thể hiện tính chuyên nghiệp cực cao, không chỉ giải quyết nhiều vấn đề mà còn sử dụng vật liệu, thiết bị tiên tiến để đảm bảo sự ổn định, an toàn cho cây cầu cao này.
Trung Quốc đã khẳng định có đủ sức mạnh để giải quyết những vấn đề gặp phải trong quá trình phát triển cầu đường. Thông qua dự án này, Trung Quốc một lần nữa chứng minh cho thế giới thấy khả năng đổi mới, nhận thức bảo vệ môi trường và phát triển của đất nước này.