Có phải đóng thêm BHXH tự nguyện khi nghỉ chờ hưu?
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH.
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 2; Khoản 1, Khoản 3 Điều 5; Khoản 1 Điều 56 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1 Điều 10; Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ, riêng điều kiện về tuổi đời được hưởng lương theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.
Căn cứ các quy định nêu trên, ông không bắt buộc phải tham gia BHXH tự nguyện. Trường hợp ông có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ hưu trí mức cao hơn thì liên hệ cơ quan BHXH hoặc đại lý thu tại nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.
Đề nghị ông đối chiếu quy định nêu trên để biết và thực hiện.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an dự kiến cắt giảm thêm một số tổng cục, cục, vụ 
Thủ tướng chủ trì cuộc họp về rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an