Trong khi nhóm cổ phiếu bất động sản gặp áp lực điều chỉnh, các một số cổ phiếu ngân hàng trở lại với vai trò dẫn dắt VN-Index.
15h: VN-Index bứt phá tước phiên đáo hạn phái sinh ngày mai 21/3 nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu VN30 có VIB tăng trần và MWG  tăng 5,5%.
Kết phiên, VN-Index tăng 17,62 điểm, chạm mốc 1.260; HNX-Index tăng 1,86 điểm. Sắc xanh áp đảo trở lại trên cả 3 sàn.
Thanh khoản phiên hôm nay duy trì ở mức thấp nhưng cải thiện so với phiên hôm qua, đạt gần 23.000 tỷ đồng trên sàn HoSE - tương ứng hơn 911 triệu cổ phiếu giao dịch.
Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 7 liên tiếp nhưng giảm dần về quy mô. Tổng giá trị bán ròng còn 427,1 tỷ đồng, tập trung vào các FUEVFVND, cổ phiếu VNM, MSN , BID, VHM… Ở chiều ngược lại, nhóm này mua ròng mạnh hơn 102 tỷ đồng DGC, 101 tỷ đồng STB, 41 tỷ đồng HAG …
Tài chính là nhóm tâm điểm giao dịch trong phiên khi các mã ngân hàng, chứng khoán đồng loạt tăng giá. Nhiều bluechip như MBB , TCB, CTG, BID, STB tăng từ 2-5%.
Các nhóm bán lẻ, vận tải/cảng biển, nhóm cổ phiếu sàn xuất cũng giao dịch khởi sắc. Trong phiên gần 12.000 tỷ đồng tiền T+2 về tài khoản, các cổ phiếu ngành bất động sản phần lớn ghi nhận trạng thái tăng tích cực (ngoại trừ CEO, KDH và bộ 3 cổ phiếu nhà Vin).
13h55: VN-Index tăng gần 15 điểm và vượt mốc 1.255. Chỉ số VN30-Index thậm chí tăng gần 20 điểm. Các chỉ số thị trường phái sinh tăng từ 18-23 điểm.
Ngoại trừ bộ 3 cổ phiếu nhà Vin đang điều chỉnh nhẹ, các mã ngân hàng đều tăng mạnh với VIB duy trì biên độ trên 6%, TCB tăng 4,1%. Cổ phiếu bán lẻ MWG  cũng tăng gần 6% và vượt mốc 48.000 đồng/cp.
13h30: VN-Index tăng 8 điểm nhờ sự nâng đỡ của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Thanh khoản duy trì ở mức thấp với gần 14.000 tỷ đồng - tương ứng hơn 553 triệu cổ phiếu.
Nhóm chứng khoán đang cho thấy sự đồng thuận tăng giá trên hầu hết các cổ phiếu (ngoại trừ APS). Ở nhóm bất động sản nhà ở, một số cổ phiếu tăng nổi bật có DIG (+1,34%), TCH  (2,83%), HDC (+2,8%), NLG  (+1,4%), DXG  (+1,1%)...
11h30: Các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng giá, VN-Index đảo chiều tăng hơn 6,26 điểm lên mức 1.248,7. Các cổ phiếu nổi bật như VIB (+4,98%), TCB (3,23%), MBB (+3,2%), LPB  (+2,8%), MWG (+ 4,18%)... Tuy nhiên, sự tích cực ở nhóm ngân hàng chưa đủ sức lan tỏa đến các dòng khác.
Độ rộng của thị trường vẫn cân bằng giữa phe mua và phe bán cho thấy sự e dè của cung cầu và tâm lý cẩn trọng của nhà đầu tư.
Thanh khoản trong phiên sáng duy trì ở mức thấp, chỉ đạt 9.921,98 tỷ đồng, xấp xỉ bằng với phiên hôm qua nhưng chỉ bằng ½ so với 1 tuần trước.
Chỉ trong phiên giao dịch buổi sáng, khối ngoại tăng cường bán ròng với tổng giá trị hơn 528 tỷ đồng, tập trung vào FUEVFVND, cổ phiếu SSI , BID, VNM… Được lại, GMD được mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp với tổng giá trị hơn 102 tỷ đồng.
10h50: Dòng tiền từ VIB  lan tỏa sang hầu hết cổ phiếu nhóm ngân hàng. Quá nửa trong số này đang tăng giá trên 1%; các mã VN30 như MBB , TCB, CTG, ACB, TPB thậm chí tăng trên 2%. Cổ phiếu VIB có thời điểm được kéo lên mức giá trần 23.600 đồng/cp.
Lúc này, VN-Index đảo chiều tăng 10 điểm và vượt trở lại mốc 1.250.
>> Teo tóp thanh khoản nhóm cổ phiếu ngân hàng, dòng tiền chứng khoán đi đâu? 
10h30: Áp lực bán gia tăng sau phiên ATO, VN-Index giảm về mức 1.235,5 điểm. Thanh khoản nhỏ giọt chỉ bằng gần ½ mức cùng thời điểm phiên hôm trước cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
Trong khi nhóm cổ phiếu bất động sản gặp áp lực điều chỉnh, các một số cổ phiếu ngân hàng trở lại với vai trò gồng gánh chỉ số trong đó VIB (+4,07%), MBB (+2,37%), ACB  (+1,3%), CTG (+1,65%)... Từ đó tác động tích cực đến tâm lý cũng như điểm số của thị trường chung.
VN- Index ngay sau đó đã tăng ngược trở lại đạt mức 1.246,66 điểm (+0,34%).
Khối ngoại vẫn duy trì bán ròng với tổng giá trị hơn 387,76 tỷ đồng; tập trung vào FUEVFVND, cổ phiếu SSI , VHM, VIX, BID… Đáng chú ý, SSI bị khối ngoại bán ròng 4 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 275 tỷ đồng.
>> Vingroup (VIC) sẽ thu về 21.500 tỷ đồng lợi nhuận từ thương vụ bán Vincom Retail (VRE) 
9h30 : Thị trường chứng khoán mở cửa với phiên rung lắc nhẹ quanh mức tham chiếu 1.241,2 điểm (giảm 0,1%).
Sau phiên giằng co quanh mức tham chiếu với thanh khoản thấp của ngày hôm qua cho thấy cung cầu đang có sự e dè và nhà đầu tư đang chờ đợi một thông tin tích cực hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Thị trường đang cân bằng bên mua và bên bán khi có 151 mã giảm giá, 153 mã tăng giá.
Các cổ phiếu trụ đang thể hiện sức mạnh nâng đỡ thị trường trong đó MWG  (+2,31%), HPG  (+0,67%), VPB (+0,55%)...
Dòng tiền giao dịch yếu ớt đầu phiên. Cổ phiếu HPX của Đầu tư Hải Phát là điểm đáng chú ý nhất trong bối cảnh nhóm bất động sản phân hóa trở lại theo chiều bán.
Diễn biến giá cổ phiếu HPX |
Ngay trong phiên được giao dịch trở lại với biên độ giao dịch lên đến +/- 20%, hàng chục triệu cổ phiếu HPX đã xếp hàng chờ khớp lệnh giá trần; có thời điểm dư mua trần lên tới hơn 90 triệu đơn vị. Mã tăng mạnh lên mức 6.550 đồng/cp cùng tổng khối lượng giao dịch tạm tính hơn 850.000 đơn vị.
>> Nhà đầu tư tranh nhau mua cổ phiếu HPX trong ngày giao dịch trở lại 
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 20/3 
Phiên 20/3: Cổ phiếu HPX 'tái xuất', 48.000 tỷ đồng về tài khoản chứng sĩ