Bất động sản

Cơn lốc trả mặt bằng tại TP.HCM được giải mã: Thiếu chỗ đậu xe?

Minh Châu 03/12/2023 18:07

Tại TPHCM, hàng loạt mặt bằng ở khu vực trung tâm đang bị ế khách thuê trong thời gian dài, mặc dù thời điểm mua sắm lớn nhất trong năm đang đến gần.

Những tháng cuối năm 2023, làn sóng trả mặt bằng diễn ra mạnh mẽ ở TP.HCM. Các khu vực vốn nổi tiếng đông đúc, kinh doanh sầm uất tại quận 1, quận 3, Bình Thạnh – Gò Vấp,... nay xuất hiện không ít những cửa hàng bỏ trống, treo biển hiệu cho thuê hoặc sang nhượng.

Thực tế, làn sóng trả mặt bằng không chỉ xảy ra ở TP. HCM mà xuất hiện ngay cả ở Hà Nội. Tuy nhiên, TP. HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, tập trung nhiều cơ sở sản xuất, là nơi giao thương và kết nối các vùng việc làm,… nên bị tác động mạnh hơn các tỉnh, thành khác.

a46182a8-e796-47c6-883f-2e99c9df39f9

Bên cạnh đó, một số mặt bằng đẹp đang bỏ trống được lý giải là do giá cho thuê cao, doanh nghiệp làm ăn khó khăn và yếu về tài chính sau đại dịch nên xảy ra thua lỗ, phá sản phải trả lại mặt bằng. Trong khi đó, nhiều chủ mặt bằng nhất quyết không giảm giá thuê, dù có phải bỏ không nhiều tháng. Đây cũng là một nghịch lý khiến nhiều mặt bằng đẹp, đặc biệt là khu vực trung tâm vẫn đang bị bỏ không.

Ngoài ra, tình trạng đường sá chật chội, xe cộ đông đúc, vỉa hè bị thu hẹp, mặt tiền nhỏ (4-5m), thiếu chỗ đậu xe nhưng giá thuê đắt đỏ khiến nhiều thương hiệu từ lớn tới nhỏ rủ nhau "tháo chạy".

TP.HCM thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè từ ngày 1/9/2023 tăng hơn nhiều so với trước đó, vỉa hè ngày một hẹp đi không đủ chỗ để xe cho khách. Những cửa hàng này phải đi thuê thứ cấp, thuê bên ngoài khiến giá, phí tăng gấp đôi. Nhiều chủ cửa hiệu cho rằng, tình hình kinh thế thị trường giảm sút, lời lãi không trả nổi mà phí gửi xe lại cao cho nên họ không thể chịu được "nhiệt".

>> TP.HCM thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè từ ngày 1/9

z4934529233016_0f675c385b618bf96bae2045f8e89fec

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho biết, lý do khác tác động đến việc trả lại mặt bằng là từ làn sóng kinh doanh online, đặc biệt ở lớp trẻ. Vì vậy, “nhu cầu mặt bằng ở những vị trí đẹp dần giảm đi và người kinh doanh đưa ra quyết định khôn ngoan hơn, chọn những mặt bằng khuất hơn, rẻ hơn và kết hợp kinh doanh online để tồn tại trong thời đại số”, ông Hiển nhấn mạnh.

Thực tế, làn sóng kinh doanh online đã được dự báo từ trước. Cách đây 5-7 năm, nhiều chuyên gia cho biết các mặt bằng nhà phố sẽ không còn là nơi dễ dàng trong kinh doanh. Nhưng kinh doanh online thì ngược lại. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, ngay trong thời điểm đại dịch Covid-19 làm tê liệt gần như toàn bộ nền kinh tế cả nước, kinh doanh online Việt Nam vẫn đạt được con số tăng trưởng đáng ngưỡng mộ lên đến 30% mỗi năm trong giai đoạn từ 2016-2020.

Ngoài ra, các kênh bán hàng online trên các sàn TMĐT Shopee, Lazada, TikTok Shop, với hình thức bán hàng nổi bật như Livestream và Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), đã mang đến hệ sinh thái toàn diện. Điều này giúp nhiều thương hiệu, doanh nghiệp vừa và nhỏ kết nối với các nhà sáng tạo nội dung để tìm ra hướng đi phù hợp, cải thiện kết quả kinh doanh và tạo cơ hội tăng trưởng. Cộng đồng nhà bán hàng và nhà sáng tạo nội dung có sự mở rộng về quy mô và đang định hình xu hướng phát triển mới với mức tăng trưởng lần lượt là 210% và 330%.

kin16206195248766

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, nhưng số nhà bán hàng trên thị trường đã tăng gấp đôi và được dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới. Những con số này chứng minh, kinh doanh online là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển. Cộng hưởng với điều đó, việc nhiều siêu thị, trung tâm thương mại lớn mở ra liên tục cũng sẽ dẫn đến hiện tượng mặt bằng bị trả lại nhiều.

“Được cái này thì mất cái kia, chúng ta tập trung phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, kinh doanh online tăng lên kéo theo nhu cầu mặt bằng phải giảm, đây là chuyện hết sức bình thường.” TS. Đinh Thế Hiển nhận định.

Tuy nhiên, khi mua sắm online ngày càng bùng nổ sẽ phát sinh những hệ lụy đáng lo ngại, như: tràn lan hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, dễ xảy ra thất thu ngân sách nhà nước khi người kinh doanh cố ý trốn thuế... Thực tế này đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu chế tài không mạnh đối với những hành vi vi phạm thì không chỉ gây bất công bằng cho các nhóm kinh doanh mà còn làm triệt tiêu nhiều cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Theo dự báo của các chuyên gia, cần một khoảng thời gian để tái cân bằng bộ mặt trung tâm TPHCM. Thiết nghĩ việc "tháo chạy", trả lại mặt bằng hàng loạt ở các vị trí mặt tiền kinh doanh từng "hốt bạc" một thời đang gióng hồi chuông cảnh báo: cần sớm có chính sách tháo gỡ khó khăn, ưu đãi nhiều hơn cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, nhất là giai đoạn khó khăn hiện nay.

>>Hơn 300 cư dân mua dự án số 1 Điện An "kêu cứu" chưa được cấp quyền sử đất

4 tháng sau khi Starbucks trả mặt bằng: Chủ 'đất vàng' Hàn Thuyên thiệt 2 tỷ đồng, chưa tìm được khách thuê mới

Gần nửa năm sau khi Starbucks trả mặt bằng, 'mảnh đất vàng' Hàn Thuyên vẫn chưa có ai thuê

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/con-loc-tra-mat-bang-duoc-giai-ma-thieu-cho-dau-xe-d112385.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cơn lốc trả mặt bằng tại TP.HCM được giải mã: Thiếu chỗ đậu xe?
    POWERED BY ONECMS & INTECH