Cộng đồng quốc tế đánh giá ra sao về công tác điều hành kinh tế của Việt Nam?

21-09-2022 20:03|Hà My

Việt Nam cần tạo ra nhiều cơ hội trong giai đoạn hiện nay để bứt tốc cho nền kinh tế nước nhà.

Giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam

Tại phiên thảo luận tổng thể Diễn đàn Kinh tế xã hội 2022 vừa qua, TS.Hồ Quốc Tuấn-Giảng viên cấp cao, Đại học Bristol, Vương Quốc Anh bày tỏ niềm vinh dự được đóng góp ý kiến để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, ông để xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nhiều ý kiến đánh giá rằng, lực lượng lao động của chúng ta đang có điểm nghẽn trong việc tiếp nhận các kỹ năng mới, công nghệ số, các công nghệ mới. Điều này về dài hạn sẽ là một vấn đề khi FDI đầu tư vào và họ cảm thấy rằng, nhân lực không đáp ứng được nhu cầu của họ và đó là một áp lực.

Vấn đề thứ hai là hiện nay, chúng ta nhận được nguồn vốn FDI nhiều là bởi vì chúng ta đang ở một mức độ dân số tương đối là thuận lợi về mặt chi tiêu tiêu dùng cũng như mật độ người dân tham gia vào lực lượng lao động.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có những cảnh báo rằng, Việt Nam sẽ dần tiến tới dân số già như một số nước và chúng ta cũng thấy rằng, điều này cũng đang gây áp lực lên một số nước như Nhật Bản, Châu Âu và bây giờ chúng ta đang thấy áp lực đó đối với Trung Quốc.

Theo ông, Việt Nam cần phải có một chiến lược để ứng phó với việc dân số dần dần sẽ không còn thuận lợi nữa và như vậy dòng vốn FDI sẽ chậm lại nếu chúng ta chỉ tận dụng được lợi thế về dân số hiện nay.

Điểm thứ ba chính là đối với một số cực tăng trưởng của Việt Nam như Tp. Hồ Chí Minh đã chậm lại và vấn đề đặt ra là Việt Nam đã tận dụng hết được dư địa của những cuộc đổi mới trước đây để tăng trưởng và nếu muốn tiếp tục thì cần có những đổi mới về cơ chế của nền kinh tế để thúc đẩy những động lực lớn như Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng.

eco.jpeg

TS.Hồ Quốc Tuấn cũng lưu ý đến 2 vấn đề khác của thời đại. Đó là rủi ro mà Việt Nam đang phải đối mặt đó là biến đổi khí hậu khi là một trong những nước bị ảnh hưởng lớn do tác động của biến đổi khí hậu, vấn đề về thiên tai, hạn hán, lũ lụt.

Vì vậy, chúng ta cần phải có những giải pháp đầu tư công để sẵn sàng ứng phó. Cuối cùng, Việt Nam cũng gặp một vấn đề mà nhiều nước hiện nay đang gặp đó là năng lượng.

Nhiều nhà đầu tư đã dự báo rằng, nếu Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì một trong các vấn đề cần phải đối mặt đó là thiếu hụt năng lượng mà cụ thể là thiếu điện.

Như vậy, Việt Nam cần phải làm sao để dự kiến rằng sẽ tăng trưởng cao thì lượng sản xuất điện phải đáp ứng được và không phụ thuộc vào nước ngoài quá nhiều.

Theo TS. Hồ Quốc Tuấn, với tất cả các vấn đề hiện nay thì việc đẩy mạnh đầu tư công và thúc đẩy đầu tư tư nhân tham gia vào đổi mới lực lượng lao động, đầu tư nguồn lực để chuẩn bị cho một nền kinh tế có dân số già đi và đối mặt với biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng.

Tất cả những điều đó thì Việt Nam cần phải có một mức độ chi tiêu đầu tư công hợp lý và hiện nay có thể thấy rằng giải ngân đầu tư công đang chậm do đó cần có giải pháp để tháo gỡ vấn đề này.

Theo ông Tuấn, Việt Nam đang trong giai đoạn rất thuận lợi so với nhiều nước và chúng ta cần tận dụng cơ hội này để tạo ra những bứt phá. 

“Dữ liệu” sẽ là yếu tố quan trọng nhất

Theo ông Adam Sitkoff- Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) tại Hà Nội, “dữ liệu” sẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay.

Có một thực tế là các chính sách của Chính phủ, dù cho đó là những chính sách giúp thúc đẩy tăng trưởng, thu hút đầu tư, hay là giúp tối ưu hoá năng lực thì một mặt nào đó nó gây ra các gánh nặng có thể cản đà phát triển.

Đó là thứ mà Amcham dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu. Có thể kể đến như Chính phủ hoàn toàn có thể làm tốt hơn trong các chính sách năng lượng, chính sách kinh tế, một vài chính sách để giải quyết vấn đề về giáo dục, lao động, hay một số chính sách về tiền tuệ và thuế.

kinh-te-so-1622273594876304214705.jpeg

Theo ông Adam Sitkoff khuyến cáo Việt Nam là các nhà đầu tư sẽ chỉ đầu tư tiền của họ vào những nơi mà họ cho rằng đang hoạt động tốt, an toàn và họ nắm rõ được các chính sách của quốc gia đó.

Bên cạnh đó, cũng phải đề cập đến nền kinh tế số. Các chính sách về kinh tế số của Việt Nam hiện nay đang gây khó khăn cho pháp luật về an ninh mạng và sự chuyển dịch dữ liệu. Các doanh nghiệp hoàn toàn không thể tính toán được các chi phí để doanh nghiệp có thể hoạt động được ở Việt Nam.

Đơn cử như định nghĩa về “doanh nghiệp địa phương”, được hiểu là các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Việt Nam, nhưng đối với nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp thì họ lại hiểu rằng đó cũng có thể là các doanh nghiệp nước ngoài nhưng hoạt động và đặt văn phòng tại Việt Nam. Đây chính là những thứ chưa được rõ ràng.

Ông Adam Sitkoff bày tỏ mong muốn nhìn thấy những chính sách, hệ thống pháp lý rõ ràng hơn, đạt chuẩn quốc tế. Những chính sách phát triển không tạo gánh nặng hay gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi họ hoạt động tại Việt Nam.

Khi Amcham nhìn vào các chính sách và luật pháp tại Việt Nam thì phải tìm những cơ hội để giảm thiểu chi phí, rủi ro khi vận hành tại Việt Nam. Mục tiêu là cho dù bạn là người Việt Nam hay người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam thì bạn vẫn có thể tận dụng toàn bộ lợi thế của Việt Nam.

Hoạt động đầu tư FDI

Ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện JETRO Hà Nội kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, vào cuối năm 2021, JETRO đã khảo sát hơn 1.700 công ty Nhật Bản và nhận thấy rằng, Việt Nam xếp thứ hai trong số các quốc gia mà các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng, Trung Quốc đứng thứ ba.

fdi.jpeg

Các công ty FDI mong muốn có những chính sách và sự phát triển sau đây tại Việt Nam:

Về đảm bảo nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách đối với các doanh nghiệp FDI là tuyển dụng. Sẽ rất hữu ích nếu chính quyền địa phương khuyến khích đào tạo người lao động và cung cấp phương tiện đi lại và chỗ ở thuận tiện cho người lao động tại các vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp địa phương của Việt Nam. Theo đó, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đòi hỏi đa dạng hóa mạng lưới, có nghĩa là JETRO cần các đối tác địa phương tốt.

Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam đối với các doanh nghiệp Nhật Bản thấp hơn nhiều so với Trung Quốc và Thái Lan.

Chuyên gia tại Mỹ khuyến nghị Việt Nam nên sử dụng các chính sách tài khóa an toàn

Phó Thống đốc NHNN: Cần linh hoạt đối phó với nguy cơ lạm phát và suy thoái

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cong-dong-quoc-te-danh-gia-ra-sao-ve-cong-tac-dieu-hanh-kinh-te-cua-viet-nam-149879.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cộng đồng quốc tế đánh giá ra sao về công tác điều hành kinh tế của Việt Nam?
    POWERED BY ONECMS & INTECH