Hạ tầng - Chính sách

Công viên địa chất lớn nhất Việt Nam, nơi có "Mông Cổ thu nhỏ" được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu

Khuê Vân 09/09/2024 09:00

Chính quyền địa phương xác định, bảo tồn và phát huy giá trị của công viên địa chất (CVĐC) để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn thông tin, vào ngày 8/9, CVĐC Lạng Sơn được Hội đồng CVĐC toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là CVĐC toàn cầu UNESCO.

Dự kiến vào năm 2025, CVĐC Lạng Sơn sẽ nhận bằng công nhận CVĐC toàn cầu UNESCO tại Chile.

CVĐC Lạng Sơn được thành lập từ năm 2021, đến năm 2023, điều chỉnh phạm vi ranh giới lên 8/11 huyện, thành phố, diện tích khoảng 4.842km2, dân số khoảng 627.000 người (chiếm 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh).

i.ex-cdn.com-chatluongvacuocsong

CVĐC Lạng Sơn. Ảnh internet

Với diện tích lên tới 4.842km2, trải rộng khắp 8 huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn, CVĐC Lạng Sơn là một trong những CVĐC lớn nhất tại Việt Nam. Công viên có phạm vi thuộc 8 huyện, thành phố Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn (cùng một phần của huyện Bình Gia và huyện Cao Lộc).

> > Lạ lẫm với hình ảnh Dinh thự Hoàng A Tưởng trên cao nguyên đá trắng sau cuộc đại trùng tu

Tại CVĐC này có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Đơn cử như thung lũng Bắc Sơn với những thửa ruộng bậc thang vàng ươm mùa lúa chín hay thảo nguyên Đồng Lâm - còn được giới trẻ gọi là "Mông Cổ thu nhỏ" tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng với cảnh quan đa dạng, cánh đồng cỏ xanh mướt, thảm thực vật phong phú, cùng những vách núi đá hoang sơ, hồ nước trong xanh và những dòng suối nước trong veo.

Tỉnh Lạng Sơn xác định, bảo tồn và phát huy CVĐC để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp để nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của công viên.

i.ex-cdn.com-chatluongvacuocsong (2)

Thảo nguyên Đồng Lâm đang rất được giới trẻ quan tâm. Ảnh: Vietnam.net

Ban quản lý CVĐC cũng triển khai xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như xây 10 bãi đỗ xe, lắp hệ thống biển báo tại 37 điểm trên 4 tuyến, cải tạo cảnh quan 16 điểm... Toàn tỉnh có 298 cơ sở đạt tiêu chí với hơn 3.900 buồng. Có hơn 60 homestay, 320 nhà hàng cơ sở ăn uống. Có những nhà hàng có thể đáp ứng 3.000 lượt khách/ngày đêm. Đây là những nền tảng để Lạng Sơn có thể khai thác phát triển du lịch nói chung, du lịch CVĐC Lạng Sơn nói riêng.

Sở VHTT & DL Lạng Sơn và Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn đã xây dựng 4 tuyến du lịch, với 38 điểm đến được triển khai dọc theo các trục đường Quốc lộ 1A, 1B, 4B và 279. Mỗi tuyến có từ 7 đến 11 điểm tham quan, một số điểm du lịch trong 4 tuyến trên đã đi vào vận hành, một số đang được hoàn thiện về cơ sở hạ tầng để đưa vào khai thác.

Đó là Khám phá thế giới thượng ngàn, Hành trình về miền thiên giới, Cuộc sống dân dã nơi trần thế và Đường đến thủy cung.

Tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư thuận lợi; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển du lịch. Đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xứ Lạng phát triển toàn diện.

> > ‘Hòn ngọc viễn Đông’ sắp trở thành thành phố điện ảnh đầu tiên của Việt Nam

Hà Nội sắp có công viên rộng 117ha, gấp 6 lần công viên Hòa Bình, nằm ngay trung tâm hành chính quận trẻ nhất Thủ đô

TP. HCM sắp có công viên công nghệ dành riêng cho thiếu nhi?

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cong-vien-dia-chat-lon-nhat-viet-nam-noi-co-mong-co-thu-nho-duoc-unesco-cong-nhan-la-cong-vien-dia-chat-toan-cau-d132526.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Công viên địa chất lớn nhất Việt Nam, nơi có "Mông Cổ thu nhỏ" được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu
    POWERED BY ONECMS & INTECH