CVC Capital đã đầu tư vào ngân hàng ACB kể từ năm 2017.
Theo nguồn tin từ Reuters, CVC Capital Partners đang xem xét kế hoạch bán cổ phần tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - Mã: ACB ).
Theo đó, CVC Capital đang đàm phán với một số cố vấn, về việc bán cổ phần của ACB sau khi được một số người mua tiềm năng tiếp cận, bao gồm cả những người mua từ Nhật Bản. Công ty đầu tư có trụ sở tại châu Âu này là cổ đông nhỏ lẻ (sở hữu dưới 5% vốn) của ACB.
Với mức vốn hóa chốt phiên ngày 4/1 của ACB là gần 98.300 tỷ đồng, ước tính khoản đầu tư của CVC tại ngân hàng này có thể trị giá lên đến 4.900 tỷ đồng (tương đương gần 5% cổ phần).
Được biết, giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) của ACB đã đạt 30%, bằng mức trần mà Chính phủ quy định nên cách duy nhất để nhà đầu tư nước ngoài mua thêm cổ phần của ngân hàng là một nhà đầu tư khác phải bán ra.
Công ty đầu tư CVC Capital đã đầu tư vào ACB vào năm 2017. Tuy nhiên, CVC không công bố thông tin chi tiết về khoản đầu tư trên.
Trong năm ngoái, CVC cũng đã bỏ ra 155 triệu USD để trở thành cổ đông nhỏ của công ty khí đốt Samator Indo Gas của Indonesia. Vào tháng 12/2022, công ty đã bán cổ phần tại Garudafood Putra Putri Jaya của Indonesia cho Hormel Foods từ Mỹ.
Diễn biến cổ phiếu ACB |
Về diễn biến giá cổ phiếu, ACB đang tỏ ra vượt trội so với các cổ phiếu cùng ngành. Kết phiên 4/1, ACB tăng 2,3%, cổ phiếu về vùng đỉnh lịch sử. Trong khi các cổ phiếu nhóm ngân hàng khác vẫn cách rất xa, như TCB cách đỉnh 45%, MBB cách đỉnh 24%, TPB cách đỉnh 39%,...
Hiện nay, ACB được xem là ngân hàng tiêu biểu về hoạt động quản trị, nổi bật là quản trị rủi ro, thường được giới quan sát nhắc đến với tính thận trọng, an toàn cao. Đây cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên công bố Báo cáo Phát triển bền vững ESG, cho thấy một bức tranh cụ thể hơn về những gì nhà băng này đang làm ở khía cạnh Governance.
Lãi suất tiết kiệm ACB tháng 1/2024 mới nhất 
ACB: Ngân hàng ngược dòng, cổ phiếu về đỉnh, tăng lãi suất huy động trở lại