Dấu ấn Nghị quyết 01: Cơ cấu lại thị trường trái phiếu - chứng khoán - bất động sản trong năm 2023

12-01-2023 09:13|Minh Thuận

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.

Nghị quyết nêu rõ 11 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 gồm:

- Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

- Tiếp tục tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh.

- Tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính độc lập, tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

- Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng số. Tập trung bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

- Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

- Giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

- Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

Nghị quyết nêu rõ, trước ngày 20/1/2023, xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, các văn bản cụ thể của bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện Nghị quyết này trong đó xác định rõ, đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ (bao gồm nhiệm vụ chủ trì và nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện), tiến độ thực hiện và phân công đơn vị chủ trì, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2023.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động theo dõi sát diễn biến trong nước, quốc tế, nâng cao năng lực, tăng cường phân tích, đánh giá, dự báo để có giải pháp kịp thời, tổng thể, đồng bộ, tận dụng thời cơ, thuận lợi, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân; tăng cường chuyển đổi số, thực hiện công tác thống kê, báo cáo kịp thời, chính xác; định kỳ hằng quý cập nhật kịch bản phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Cơ cấu lại thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán

Tại Nghị quyết vừa ban hành, nhấn mạnh vai trò bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, năm 2023, Chính phủ sẽ tiếp tục được điều hành đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng và các chính sách khác trong đó ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, bảo đảm ổn định hệ thống tài chính ngân hàng trong mọi tình huống là một trong số nhiệm vụ trọng tâm của điều hành thị trường tài chính ngân hàng năm nay.

Với thị trường vốn, Chính phủ quyết tâm cơ cấu lại thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và bất động sản. Việc lành mạnh hoá, phát triển an toàn, bền vững các thị trường này được coi là yếu tố giúp tăng nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ nền kinh tế.

"Không để mất an toàn hệ thống thị trường vốn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, không để bị kích động, lôi kéo, gây mất an ninh trật tự", Nghị quyết của Chính phủ nêu.

Nghị quyết cũng đưa ra nhiệm vụ xử lý dứt điểm 6 ngân hàng yếu kém, và 8 dự án chậm tiến độ đã được Bộ Chính trị cho chủ trương; xử lý nợ xấu,... để hỗ trợ các tổ chức này từng bước phục hồi và khắc phục tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng.

Thường trực Ban Bí thư hội đàm với Chánh VP Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Thay đổi lớn trong Đảng bộ xã, phường sau sáp nhập, tỉnh ủy viên có thể làm Bí thư Đảng ủy xã

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dau-an-nghi-quyet-01-co-cau-lai-thi-truong-trai-phieu-chung-khoan-bat-dong-san-trong-nam-2023-165785.html
Bài liên quan
  • Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành chỉ thị mới của Bộ Chính trị về đại hội đảng
    Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
  • Cuộc gặp đại diện hai Bộ Chính trị Việt Nam - Trung Quốc
    Tối 14/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã hội đàm với ông Thái Kỳ, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • Hướng dẫn của Bộ Chính trị về phương án nhân sự cấp ủy sau sáp nhập
    Ngày 14/4, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 150-KL/TW (gọi tắt là Kết luận 150) của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
    Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp lần thứ 3 để thảo luận, thông qua Kế hoạch của Ban Chỉ đạo về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Dấu ấn Nghị quyết 01: Cơ cấu lại thị trường trái phiếu - chứng khoán - bất động sản trong năm 2023
    POWERED BY ONECMS & INTECH