Đẩy nhanh hơn nữa lộ trình cải cách tiền lương để cán bộ, công chức yên tâm công tác
(Cinhphu.vn) - Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan đẩy nhanh hơn nữa lộ trình cải cách tiền lương, đảm bảo cho cán bộ, công chức được tăng dần mức sống, yên tâm công tác.
Ủy ban Tư pháp vừa tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 10. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga chủ trì và điều hành Phiên họp.
Tham dự Phiên họp có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp và các Ủy viên; đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ và các đơn vị hữu quan.
Đề cập về Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2023, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa nhấn manh: Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2023 về cơ bản đã bám sát vào các yêu cầu theo đề cương báo cáo của Ủy ban Tư pháp.
Báo cáo đã đánh giá được tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật, chỉ ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2023.
Báo cáo cũng đã đưa ra dự báo về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2024 và những kiến nghị cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc để nâng cao chất lượng của công tác này; đồng thời triển khai có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội trong hoạt động phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
Báo cáo cũng thống kê được cụ thể nhiều loại tội phạm, báo cáo cụ thể được kết quả, tiến độ thực hiện các kiến nghị của Ủy ban Tư pháp tại Báo cáo thẩm tra năm 2022 và các năm trước, đặc biệt là Báo cáo chuyên đề về tạm đình chỉ điều tra.
Tuy nhiên, mặc dù Báo cáo của Chính phủ đã thống kê được số liệu xử lý vi phạm hành chính của các Bộ, ngành, địa phương nhưng vẫn chưa đánh giá phân tích cụ thể được của từng Bộ, ngành và tổng thể tình hình xử lý vi phạm hành chính trên toàn quốc.
Một số nội dung báo cáo còn chưa đầy đủ theo yêu cầu đề cương như: tình hình thực hiện quy định của pháp luật về ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can; việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho người bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 của cơ quan điều tra...
(TyGiaMoi.com) - Đẩy nhanh hơn nữa lộ trình cải cách tiền lương
Thay mặt Ủy ban Tư pháp, Phó Chủ nhiệm Mai Thị Phương Hoa đề nghị Chính phủ cần sớm khắc phục những hạn chế đã nêu trong các báo cáo thẩm tra và tiếp tục đánh giá kết quả thực hiện các kiến nghị của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp và đại biểu Quốc hội đã nêu.
Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, làm rõ những bất cập trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đấu thầu, mua sắm tài sản công, thuế, bảo hiểm, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đăng kiểm xe cơ giới, đào tạo và sát hạch lái xe, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phiếu lý lịch tư pháp và các lĩnh vực khác dễ phát sinh tham nhũng để kịp thời hoàn thiện bất cập về mặt chính sách nhằm hạn chế các đối tượng lợi dụng trục lợi.
Đồng thời, cũng hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan để tháo gỡ vướng mắc nhất là việc quản lý, sử dụng tài sản công, nhằm phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước và đảm bảo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp.
Xác định rõ hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong từng lĩnh vực nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm; đồng thời đẩy nhanh hơn nữa lộ trình cải cách tiền lương, đảm bảo cho cán bộ, công chức được tăng dần mức sống, yên tâm công tác.
Trước tình trạng gia tăng của tội phạm và dự báo tình hình kinh tế, xã hội thời gian tới còn nhiều khó khăn, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan cần đưa ra những giải pháp có tính căn cơ, lâu dài để phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.
Tăng cường đánh giá tác động, tránh tình trạng chính sách gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
Đối với việc ban hành chính sách, đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo cơ quan tham mưu, soạn thảo tăng cường tổng hợp, đánh giá tác động, lấy ý kiến của đối tượng bị tác động, để đảm bảo các chính sách được ban hành có chất lượng, tránh tình trạng chính sách được ban hành có những điểm còn gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và tạo kẽ hở để xảy ra hành vi tiêu cực.
Ủy ban Tư pháp cũng chỉ đạo cơ quan điều tra tăng cường hơn nữa việc rà soát hồ sơ, nâng cao hơn nữa tỷ lệ giải quyết các vụ án, vụ việc đang bị tạm đình chỉ điều tra như đã nêu ở phần trên của báo cáo này; báo cáo cụ thể và đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thống nhất trên phạm vi toàn quốc”.
Báo cáo cụ thể việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho người bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 của Cơ quan điều tra. Bên cạnh đó là khẩn trương tiến hành tổng kết 12 năm thi hành Luật Phòng, chống mua bán người, sớm trình bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội nội dung sửa đổi Luật này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiền và hội nhập quốc tế.
Siết chặt lại các biện pháp phòng chống tội phạm
Tại Phiên họp, đa số các đại biểu thống nhất với Báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm năm 2023 và cho rằng, cần tập trung vào các giải pháp phòng chống tội phạm gia tăng với các hình thức khác nhau.
Đại biểu Vũ Trọng Kim, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định cho rằng, tình hình tội phạm gia tăng trong năm 2023 có nguyên nhân, trong đó phải kể đến tình hình kinh tế-xã hội bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 khiến tình trạng thất nghiệp trong bộ phận Nhân dân cũng tăng theo.
Để kịp thời ngăn chặn tình trạng này, đại biểu Vũ Trọng Kim đề nghị các cơ quan, Bộ ngành cần siết chặt lại các biện pháp phòng chống tội phạm. Song song với đó là tăng cường thực hiện các giải pháp để giải quyết việc làm, giảm thiểu số người thất nghiệp hoặc gián đoạn công việc.
Cần có những chế tài xử phạt và răn đe nghiêm khắc hơn cho từng loại tội phạm
Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ đối với công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2023, đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông cơ bản thống nhất với các báo cáo của Chính phủ. Theo đó, trong năm qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp, tăng cường các hoạt động phòng chống tội phạm. T
uy nhiên, báo cáo của Chính phủ vẫn cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật như xâm hại trẻ em, loại tội phạm có tổ chức, ma túy, tội phạm về công nghệ thông tin vẫn là nỗi lo lắng lớn vì gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.
Mặt khác, số vụ và người chết do tai nạn giao thông vẫn còn tăng cũng là những điều cần được xem xét lại trong thời gian tới.
Theo đại biểu Dương Khắc Mai, để phòng chống và giảm thiểu các vụ vi phạm pháp luật, tội phạm gia tăng, cần có những chế tài xử phạt và răn đe nghiêm khắc hơn cho từng loại tội phạm.
Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Bí thư Thị ủy thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk nêu quan điểm, cần có sự đánh giá về Chương trình huy động người dân tham gia vào bảo vệ an ninh trật tự xã hội xem tính hiệu quả như thế nào, có cần điều chỉnh để công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn dân cư đạt hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, cần tăng cường quy chế phối hợp giữa công an cấp xã với người dân trong phòng chống, phát hiện tội phạm; thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật...
Trong khuôn khổ Phiên họp, các đại biểu còn lắng nghe báo cáo công tác của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; Báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án; công tác phòng chống tham nhũng...
Chế độ, chính sách nghỉ thôi việc mới nhất theo Nghị định 178/2024 
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Cán bộ, công chức đồng thuận cao việc hợp nhất 2 bộ