ĐBQH: Ai sẽ là người giám sát nếu Tổng liên đoàn lao động xây nhà ở cho công nhân?
Về đề xuất cho Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ông Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng trường Đại học kinh tế Quốc dân, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đã đặt vấn đề ai sẽ là người giám sát khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây nhà.
Tổng Liên đoàn Lao động xây nhà ở xã hội là không khách quan
Liên quan tới những tranh cãi xung quanh đề xuất Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam muốn mua nhà ở xã hội, nhà ở cho người lao động trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội, PGS, TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho biết hiện có hai luồng ý kiến, tổng liên đoàn tham gia vào xây dựng nhà ở xã hội đó là có thể gia tăng thêm nguồn cung nhà ở cho người lao động.
“Tôi cũng thấy có ý kiến rằng cần tỉnh đến khi Tổng liên đoàn đại diện cho người lao động, lại tự mình là người đứng ra cung cấp nhà ở cho người lao động, nếu giả sử sản phẩm không tốt, ai sẽ là người đứng ra phản biện?", ông Cường nói.
Như vậy, vô hình chung vừa cung cấp, lại vừa giám sát thì không đảm bảo khách quan. Trong khi nếu giao cho cơ quan độc lập, rõ ràng Tổng Liên đoàn có vai trò giám sát, đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói của mình nên tính toán, cân nhắc, không nên vì các bên cung cấp không tốt, không đủ mà Tổng Liên đoàn đứng ra làm thay.
Theo ông Cường, đã là nhà ở xã hội, chính sách phải là nhà nước, phải có nguồn vốn lớn của Nhà nước để huy động. Đương nhiên, Nhà nước có thể dùng các công cụ chính sách để huy động như đơn vị kinh doanh nhà ở. Ví dụ chúng ta có quy định, dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hôi. Chúng ta không cần thiết phải ra áp dụng khiên cưỡng mà nên thay thế bằng đóng góp tiền 20% này vào Quỹ phát triển nhà ở xã hội để khoản tiền đó, để xây dựng nhà ở xã hội độc lập", Đại biểu Cường nhấn mạnh.
Nếu Tổng liên đoàn động xây nhà cho công nhân thì chỉ nên cho thuê, không nên bán
Cũng góp ý về vấn đề này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho rằng, nếu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư xây nhà ở cho công nhân thì chỉ nên dùng cho thuê, chứ không bán. Bởi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là một tổ chức chính trị và không thể nào có chức năng kinh doanh được.
"Việc lo công nhân, xây dựng nhà ở cho công nhân là điều tốt. Tuy nhiên, phải xác định rõ nguồn vốn từ đâu. Nếu nguồn vốn từ Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ có hơn 3.000 tỷ đồng, thì đủ để đảm đương, đảm bảo cho việc xây dựng nhà ở cho công nhân? Do vậy, vẫn cần đến nguồn Ngân sách nhà nước, theo đó, sẽ do UBND cấp tỉnh đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân".
Đại biểu Phạm Văn Hòa tán đồng xây dựng nhà ở lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp, thuận tiện cho công nhân sinh hoạt và làm việc thuận lợi. Tuy nhiên, việc xây dựng phải có quy hoạch rõ ràng, tách bạch giữa cơ sở kinh doanh, cơ sở sản xuất với nhà ở để tránh mất vệ sinh, mất an toàn.
Theo đại biểu đoàn Đồng Tháp, việc xây dựng nhà ở thương mại cũng phải tính đến yếu tố ở các thành phố đặc biệt, loại 1, loại 2… để UBND thành phố dành nguồn quỹ đất, đầu tư cơ sở hạ tầng để xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp: "Tôi tán thành việc xây dựng tách bạch một bên là nhà ở thương mại với nhà ở cho người thu nhập thấp nhưng vẫn đảm bảo cơ sở hạ tầng cần thiết".
Với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hoà kiến nghị, nên có thời hạn sở hữu, thời hạn sử dụng nhà chung cư theo quy hoạch, theo thiết kế và tư vấn được phê duyệt.
"Thiết kế phê duyệt 100 năm thì thời hạn sử dụng nhà chung cư cũng phải như vậy. Không như một số ý kiến cho rằng, sở hữu nhà chung cư là có quyền sở hữu đất và sở hữu nhà. Mà đất theo Luật đất đai là sở hữu vĩnh viễn. Trong khi, nhà chung cư có những yếu tố về xuống cấp, sử dụng theo tư vấn thiết kế công trình…", đại biểu Phạm Văn Hoà nói.
Kiểm toán định kỳ hai năm một lần việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn 
Dự án đường dây 500kV mạch 3: Nhiều bài học kinh nghiệm quý được rút ra