ĐBQH: Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về kinh doanh tiền số, cần cân nhắc để có định hướng thu thuế
Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho những người kinh doanh tiền số.
Sáng 28/11, Quốc hội  tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm đặc biệt là chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh tiền số .
Đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) cho rằng Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho những người kinh doanh tiền số, do chưa có chính sách cụ thể để quản lý và thu thuế. Trong khi đó, các quốc gia xung quanh đã áp dụng các quy định về vấn đề này.
“Hiện nay kinh doanh đồng tiền số ở Việt Nam  đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Mỹ. Chúng ta cần phải nghiên cứu, cân nhắc tính toán để có định hướng thu thuế. Việc này rất khó nhưng cần phải làm, phải có thái độ trả lời là đồng ý hay không đồng ý cho kinh doanh tiền số. Nếu không Việt Nam sẽ là nơi trốn thuế của các nhà đầu tư tiền số nước ngoài”, đại biểu Thân nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình). Ảnh: plo.vn |
>> Vì sao Bitcoin không thể phá mốc lịch sử 100.000 USD? 
Giải trình về vấn đề này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các doanh nghiệp nước ngoài không có địa chỉ thường trú tại Việt Nam nhưng phát sinh hoạt động thu nhập ở nước ta đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã thu thuế từ các sàn thương mại điện tử, hoạt động mua bán online… của các doanh nghiệp đặt trụ sở ở nước ngoài.
Về nền tảng số, Phó Thủ tướng khẳng định ngành tài chính luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin và đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này.
"Tuần vừa rồi chúng tôi đã ra mắt robot ảo phục vụ cho người nộp thuế. Có nghĩa là người nộp thuế hỏi bất cứ câu hỏi nào về mức nộp thuế, các bước nộp thuế, hoàn thuế, thời gian chậm nộp thế nào… đều được trả lời, rất thuận lợi cho người nộp thuế", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại tọa đàm "Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp" được tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam Phan Đức Trung đã phác họa bức tranh về tài sản số hiện nay tại Việt Nam.
Theo đó, ông Trung cho biết, năm 2022, dòng tài sản số hay là tài sản mã hóa vào thị trường Việt Nam khoảng 100 tỷ USD, đến năm 2023 tăng lên tới 120 tỷ USD.
>> Bài học kinh doanh: Hiệu ứng FOMO nhìn từ cơn sốt Bitcoin và tiền điện tử