Bất động sản

Di tích từng là điểm trấn thủ, nằm giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng trùng tu xong vẫn chưa chịu mở cửa đón khách

Phương Hà 09/07/2024 22:00

Đến nay, việc trùng tu đã hoàn thành khoảng 95% với các hạng mục nhà trụ sở, nhà vũ khố, các vị trí pháo đài, tường đá, lối đi…

Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan có diện tích khoảng 6.500m2 với tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng và bắt đầu khởi công từ năm 2021.

Di tích từng là điểm trấn thủ, nằm giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng trùng tu xong vẫn chưa chịu mở cửa đón khách - Nguồn: báo Lao Động

(TyGiaMoi.com) - Di tích từng là điểm trấn thủ, nằm giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng trùng tu xong vẫn chưa chịu mở cửa đón khách - Nguồn: báo Lao Động

Đến nay, việc trùng tu đã hoàn thành khoảng 95% với các hạng mục nhà trụ sở, nhà vũ khố, các vị trí pháo đài, tường đá, lối đi… Tuy nhiên, Hải Vân Quan hiện vẫn chưa thể mở cửa để đón khách vì chưa có phương án quản lý và khai thác du lịch giữa hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Dẫn tin từ VnExpress ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, cho biết, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng xây dựng đề án quản lý, khai thác và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan với các phương án theo quy định của pháp luật và tiếp tục xin ý kiến góp ý của các sở, ngành, địa phương liên quan. Tuy nhiên, đến nay, qua nhiều cuộc thảo luận, hai địa phương vẫn chưa thống nhất được kế hoạch quản lý, khai thác và phát huy giá trị di tích.

Lối đi, tường di tích được phục hồi, thay thế nền cổng lát đá, hệ thống cổng đá, tường xây gạch vồ… bên trong thành được xây bằng đá - Nguồn: báo Thanh Niên

(TyGiaMoi.com) - Lối đi, tường di tích được phục hồi, thay thế nền cổng lát đá, hệ thống cổng đá, tường xây gạch vồ… bên trong thành được xây bằng đá - Nguồn: báo Thanh Niên

Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết ở khu vực đỉnh đèo Hải Vân (ở độ cao gần 500m so với mực nước biển) không được thuận lợi, buổi sáng luôn có mây mù dày đặc, buổi chiều thường có mưa dông và gió lốc mạnh; hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng chưa được đầu tư đồng bộ.

Nguồn nước sinh hoạt tại khu vực này chủ yếu là từ nước suối và nước mưa dự trữ nên cũng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động quản lý, vận hành khai thác để sẵn sàng đón khách du lịch.

Hải Vân Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân ngay ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng ngày nay.

Hải Vân Quan ở độ cao 496m so với mặt nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã - Hải Vân nằm trên địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng), cách trung tâm TP. Huế khoảng 90km về phía Nam, trung tâm TP. Đà Nẵng khoảng 28km về phía Bắc. Công trình này chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng.

>> Công ty con của ‘ông lớn’ Novaland chính thức bị cưỡng chế vì nợ thuế

Đoạn tuyến cao tốc gần 8.000 tỷ vắt qua Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế sắp được 'lên đời'

Nhức nhối cảnh resort 12 triệu USD ‘đắp chiếu’ nhiều năm tại Đà Nẵng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/di-tich-tung-la-diem-tran-thu-nam-giua-thua-thien--hue-va-da-nang-trung-tu-xong-van-chua-chiu-mo-cua-don-khach-d127288.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Di tích từng là điểm trấn thủ, nằm giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng trùng tu xong vẫn chưa chịu mở cửa đón khách
    POWERED BY ONECMS & INTECH