Doanh nghiệp A-Z

Định giá rổ VN30 hấp dẫn, CTCK chỉ ra ba cổ phiếu tiềm năng giá hàng chục %

Thu Huyền 14/10/2024 08:45

Các mã trong rổ VN30 đang có định giá P/E ở mức 13,0x, thấp hơn nhiều so với các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cũng như trung bình của VN-Index là 14,05x.

Theo báo cáo chiến lược tháng 10/2024 của Chứng khoán An Bình (ABS), P/E của VN-Index tăng nhẹ từ 14,01x vào cuối tháng 8 lên 14,05x vào cuối tháng 9.

Mặc dù vậy, các cổ phiếu vốn hóa lớn trong VN30 chỉ có định giá P/E là 13,0x, thấp hơn nhiều so với các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trong VNMID (17,04x) và VNSML (15,49x).

ABS nhận định thị trường tiếp tục diễn biến trong vùng 1305-1185 điểm và kỳ vọng về tiềm năng tăng trưởng cuối năm. Sẽ có hai kịch bản cho thị trường, với quan điểm chung là ưu tiên mua mới.

Kịch bản 1: Thị trường điều chỉnh về vùng Hỗ trợ 1 tại 1260-1245 điểm và có tín hiệu rút chân, lực mua xuất hiện.

Kịch bản 2: Thị trường điều chỉnh sâu hơn, phá qua ngưỡng Hỗ trợ 1 với lực bán mạnh, khi thị trường cho tín hiệu ở ngưỡng Hỗ trợ 2, nhà đầu tư nên mở mua thăm dò, và mua gia tăng khi thị trường có tín hiệu lực cầu vào mạnh. Trong trường hợp thị trường giảm qua ngưỡng Hỗ trợ 2, nhà đầu tư có thể mua lần 2 tại ngưỡng Hỗ trợ 3, vùng giá 1186+/- điểm, xác định mốc 1164-1185 điểm là hỗ trợ cho giao dịch này.

abs.jpg
ABS dự báo biến động của VN30 trong tháng 10

Theo đó, ABS đưa ra danh sách cổ phiếu khuyến nghị tháng 10/2024, trong đó có ba mã thuộc rổ VN30.

TPB: Giá mục tiêu 19.000-20.000 đồng/cp, tiềm năng tăng trưởng 20%

Trong quý II/2024, TPB ghi nhận 4.236 tỷ đồng (+8% YoY) tổng thu nhập hoạt động và 1.904 tỷ (+18% YoY) lãi trước thuế.

Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 3.237 tỷ (+19% YoY) do NIM tăng trưởng 19 điểm cơ bản so với cùng kỳ, tăng trưởng tín dụng đạt 4,2% YTD, so với mức -3% YTD trong quý I.

Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 2,06% so với 2,23% trong quý trước, đảm bảo mục tiêu tỷ nợ xấu dưới 2,5. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng tăng từ 60% lên 66% cho thấy chất lượng tài sản cải thiện so với quý trước.

TPB có tỷ trọng cho vay cá nhân tương đối lớn (trên 50%) vì vậy trong bối cảnh sức khỏe kinh tế suy yếu, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng khiến ngân hàng cũng chịu tác động lớn hơn.

Mức tăng trưởng tín dụng ở mức 4,2% tuy đang thấp hơn so với toàn ngành (6% so với đầu năm) nhưng với kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ tiêu dùng và thị trường bất động sản cuối năm 2024 và năm 2025 thì mức TTTD của TPBank sẽ được cải thiện.

PLX: Giá mục tiêu 48.000-50.000 đồng/cp, tiềm năng tăng trưởng 18,1%

Chứng khoán ABS dự báo thị trường phân phối xăng dầu của Việt Nam tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) trong giai đoạn 2022-2030 dự kiến đạt 4,3%/năm.

Trong khi đó, Petrolimex hiện là nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất Việt Nam với 5.500 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc, chiếm hơn 50% thị phần kinh doanh, bán lẻ xăng dầu cả nước.

Bên cạnh đó, nguồn cung năng lượng và giá dầu thế giới ổn định, không biến động mạnh như các năm; nguồn cung xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước khá ổn định, các thương nhân thực hiện nhập mua xăng dầu theo đúng kế hoạch và đảm bảo hiệu quả.

PLX có cơ hội gia tăng thị phần từ việc làm đầu mối xăng dầu khi các công ty đầu mối khác bị rút giấy phép, cũng như từ bán lẻ xăng dầu nhờ sớm triển khai xuất hóa đơn bán lẻ.

Gần đây, Bộ Công Thương đã công bố bản Dự thảo Nghị định lần 4 về kinh doanh xăng dầu, dự kiến sẽ thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP & Nghị định số 80/2023/NĐ-CP. Dự thảo Nghị định này có một số điểm mới giúp các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu có lợi thế về thương hiệu, thị phần, quy mô, mạng lưới, kho chứa, kinh nghiệm…như PLX được hưởng lợi.

Qua đó, ABS Research dự phóng lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2024 của PLX dự kiến đạt 3.988 tỷ đồng (+40,7% YoY).

VPB: Giá mục tiêu 22.000 đồng/cp, tiềm năng tăng trưởng 15,8%

Kết thúc quý II, VPB ghi nhận 16.128 tỷ (+26 YoY) tổng thu nhập hoạt động và 4.483 tỷ (+72% YoY) lãi trước thuế. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 12.408 tỷ (+42% YoY) nhờ tăng trưởng tín dụng đạt 7,8% YTD (cao hơn bình quân ngành) và NIM hồi phục tốt so với cùng kỳ.

Biên lãi thuần NIM quý II của VPB hồi phục 12 điểm phần trăm so với quý trước lên 5,8% và vẫn là một trong những ngân hàng có biên lãi thuần cao nhất nhờ khẩu vị rủi ro tương đối cao.

Tỷ lệ nợ xấu tăng 0,24 điểm phần trăm so với quý trước lên 5,08%, trong đó NPL ngân hàng mẹ là 3,3%, giảm so với mức 4,8% trong quý I và NPL của FeCredit ước tính hơn 20%.

Đối với 4.350 tỷ trái phiếu VAMC ghi nhận trong quý IV/2023, VPB đã tất toán xong trong quý II. Mặc dù đã cải thiện so với mức đỉnh 6,52% trong quý II/2023, tỷ lệ nợ xấu của VPB vẫn ở mức cao hơn nhiều so với các ngân hàng khác.

Trong đó, một phần đến từ bản chất mô hình hoạt động kinh doanh với khẩu vị rủi ro cao của VPB khi tỷ trọng cho vay tín chấp và kinh doanh BĐS cao, lần lượt chiếm 20% và 22% dư nợ tín dụng.

>> Chuyên gia gọi tên 2 nhóm cổ phiếu là tâm điểm đầu tư trong tháng 10/2024

Một doanh nghiệp Nhà nước báo lãi quý III/2024 tăng 82%, cổ phiếu gấp 2,5 lần thị giá

Giá cổ phiếu tăng 70% từ đầu năm, FPT trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dinh-gia-ro-vn30-hap-dan-ctck-chi-ra-ba-co-phieu-tiem-nang-gia-hang-chuc-253428.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Định giá rổ VN30 hấp dẫn, CTCK chỉ ra ba cổ phiếu tiềm năng giá hàng chục %
    POWERED BY ONECMS & INTECH