Hạ tầng - Chính sách

Đô thị đặc biệt nhất Việt Nam định hướng sở hữu nhiều TP trực thuộc trong tương lai

An Nhiên 02/10/2024 23:39

Theo Quy hoạch chung, đô thị đặc biệt nhất Việt Nam dự kiến sẽ có 16 quận, mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2035 đạt 70%.

UBND TP. Hà Nội mới đây đã trình HĐND TP xem xét, cho ý kiến đối với Chương trình phát triển đô thị TP. Hà Nội giai đoạn đến năm 2035 tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Chương trình, hiện tỷ lệ đô thị hóa toàn TP đạt 49,1%.

Mục tiêu đặt ra là tỷ lệ đô thị hóa sẽ tăng lên 55-65% vào năm 2030 và đạt 60-70% vào năm 2035.

Hà Nội dự kiến sẽ có 16 quận, bao gồm 12 quận hiện có và 4 huyện (Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì) dự kiến chuyển đổi thành quận.

TP. Hà Nội hướng đến việc sẽ xây dựng nhiều TP trực thuộc. Ảnh: Báo Vietnamnet

(TyGiaMoi.com) - TP. Hà Nội hướng đến việc sẽ xây dựng nhiều TP trực thuộc. Ảnh: Báo Vietnamnet

Danh mục quận, phường dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập mới sẽ thực hiện theo Đề án, kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã TP Hà Nội giai đoạn đến năm 2035, phù hợp với Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch nông thôn và quy hoạch đô thị.

>> Tỉnh giàu nhất Việt Nam sở hữu tuyến đường 12 làn xe rộng và sầm uất với siêu vòng xoay 7,1ha ngang ngửa một phường Hà Nội

Việc này sẽ xác định rõ đối tượng, lộ trình sắp xếp và đảm bảo sự đồng thuận của nhân dân.

Số lượng đô thị, danh mục đô thị dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính, cũng như đô thị mới thuộc thành phố trực thuộc trung ương, sẽ tuân thủ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hà Nội tiến tới xây dựng 3 TP phố mới, định hướng phát triển theo mô hình chùm đô thị. Ảnh: Internet

(TyGiaMoi.com) - Hà Nội tiến tới xây dựng 3 TP phố mới, định hướng phát triển theo mô hình chùm đô thị. Ảnh: Internet

Chương trình đề ra mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu chất lượng đô thị của 16 quận nội thành, đạt tiêu chuẩn đô thị loại đặc biệt theo quy định của Luật Thủ đô. Dự kiến công nhận thành phố loại III - Sơn Tây trực thuộc Thủ đô.

Đồng thời, thành phố sẽ đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển đô thị phía Bắc theo Quy hoạch chung, tiến tới hình thành TP phía Bắc với hạt nhân là quận Đông Anh trong giai đoạn đến năm 2045.

TP. Hà Nội cũng sẽ tập trung đầu tư phát triển đô thị tại Hòa Lạc, Xuân Mai để hình thành thành phố phía Tây, cũng như đẩy mạnh xây dựng đô thị khu vực Phú Xuyên, Thường Tín để tiến tới hình thành thành phố phía Nam vào giai đoạn đến năm 2045.

Thành phố cũng đặt mục tiêu công nhận 10 thị trấn loại V.

Phối cảnh quận Đông Anh - TP trong tương lai. Ảnh: Internet

(TyGiaMoi.com) - Phối cảnh quận Đông Anh - TP trong tương lai. Ảnh: Internet

Về mật độ dân số, dự kiến toàn đô thị của Hà Nội sẽ đạt trên 3.000 người/km2.

Mật độ dân số trong khu vực nội thành, nội thị và thị trấn dự kiến đạt 12.000 người/km2 vào năm 2035. Diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực nội thành dự kiến đạt khoảng 28m2 sàn/người, bao gồm cả diện tích nhà ở tăng thêm tương ứng với dân số dự báo. Thu nhập bình quân đầu người/năm so với cả nước dự kiến đạt 1,4 lần.

Thành phố sẽ ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông công cộng, triển khai chiến lược chuyển đổi từ phương tiện giao thông cá nhân sang phương tiện công cộng phát thải thấp.

Đồng thời, Hà Nội sẽ tập trung cải tạo các khu chung cư cũ, xóa bỏ tình trạng nhà tự xây không theo quy hoạch, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Thành phố cũng sẽ bảo tồn, chỉnh trang và cải tạo các khu phố cổ, khu có kiến trúc kiểu Pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Thủ đô.

Việc khai thác không gian ngầm sẽ được đẩy mạnh trong phát triển giao thông và dịch vụ đô thị.

Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ.

Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên.

Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.

>> TP trẻ được mệnh danh 'ngã tư quốc tế' tại tỉnh giàu nhất Việt Nam tham vọng 'sánh vai' với quận 1 của TP. HCM

Nhà xưởng ‘nhảy dù’ xuống đất nông nghiệp ở Thái Bình: Thanh tra kết luận hàng loạt vi phạm

‘Thành phố đáng sống nhất thế giới’ của Việt Nam chi tiền tỷ làm công viên, câu lạc bộ thể thao biển mới

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/do-thi-dac-biet-nhat-viet-nam-dinh-huong-so-huu-nhieu-tp-truc-thuoc-trong-tuong-lai-d134752.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Đô thị đặc biệt nhất Việt Nam định hướng sở hữu nhiều TP trực thuộc trong tương lai
    POWERED BY ONECMS & INTECH