Doanh nghiệp nhựa lớn nhất sàn chứng khoán đứng trước nguy cơ mất thị phần
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo sản lượng tiêu thụ của nhựa Bình Minh (BMP) sẽ giảm tiếp 10% trong năm 2025.
Chốt phiên giao dịch 23/9, cổ phiếu BMP  của CTCP Nhựa Bình Minh tăng 4,32%, đóng cửa tại mức 127.900 đồng/cp, vốn hóa doanh nghiệp vượt 10.000 tỷ đồng.
Như vậy, Nhựa Bình Minh đã trở thành doanh nghiệp nhựa có mức vốn hóa lớn nhất thị trường, vượt xa các đối thủ như nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP , vốn hóa hơn 8.600 tỷ đồng), nhựa Hà Nội (HoSE: NHH , vốn hóa hơn 1.000 tỷ đồng), nhựa An Phát Xanh (HoSE: AAA , vốn hơn 3.700 tỷ đồng).
Diễn biến cổ phiếu BMP |
Mặc dù là doanh nghiệp lớn nhất ngành, tuy nhiên Nhựa Bình Minh lại đứng trước nguy cơ mất thị phần. Theo Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), sản lượng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm của BMP chỉ đạt 35.400 tấn, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, sản lượng của nhựa Tiền Phong (NTP), đối thủ trực tiếp của nhựa Bình Minh, ước tính tăng khoảng 4-6%.
Theo BSC, chính sách duy trì mức giá bán cao đã góp phần khiến nhựa Bình Minh mất thị phần trong nửa đầu năm và dự báo sản lượng tiêu thụ sẽ giảm tiếp 10% trong năm 2025.
Bên cạnh nguy cơ mất thị phần, BSC cũng lưu ý đến việc tỷ suất lợi nhuận của Nhựa Bình Minh bị thu hẹp do doanh nghiệp đang áp dụng chính sách chiết khấu mạnh đối các đại lý. Từ quý I/2023, chi phí bán hàng/doanh thu của doanh nghiệp đã có xu hướng tăng lên.
Dự báo về kết quả kinh doanh của Nhựa Bình Minh trong năm 2024, BSC ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đứng đầu ngành nhựa sẽ đạt 4.410 tỷ đồng và 935 tỷ đồng, tương ứng giảm 14% và 10% so với năm trước.
>> Về tay đại gia Thái Lan, một doanh nghiệp lãi đậm, cổ phiếu lên đỉnh 
Rap Việt mùa 4: VinFast 'chống lưng' cho dàn HLV của hot show có 10 tỷ lượt xem 
Thâu tóm 51% cổ phần Kido Foods, các thương hiệu kem Merino, Celano đã về tay Nutifood