Doanh nghiệp Việt chinh phục người tiêu dùng bằng công nghệ tài chính Fintech

21-05-2024 11:44|Hồ Nga

Trên thực tế, quy mô thị trường tiêu dùng đang tăng, nhưng số lượng các công ty cho vay tiêu dùng lại không đổi.

Nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam nói chung và của nhiều nước trên thế giới nói riêng đang phục hồi mạnh mẽ nhờ chính sách thúc đẩy tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế… Đặc biệt thu nhập của người dân đã dần ổn định trở lại sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi khó khăn chung.

T.S Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng viện kinh tế Việt Nam cho rằng, tăng trưởng GDP đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét từ đầu năm 2022. Nhìn từ phía nhu cầu, tiêu dùng là cấu thành đóng góp cho tăng trưởng GDP ổn định nhất.

Sau 2 năm “thắt lưng buộc bụng”, nhu cầu mua sắm, chi tiêu đã tăng vọt trở lại. 9/20 thị trường có quy mô người tiêu dùng lớn nhất thế giới thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp cho vay tiêu dùng trong nước phát triển.

>> Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 0,07%

Trở thành một định chế tài chính tổng hợp vững mạnh nhờ chiến lược chuyển đổi số xoay quanh 4 “lõi”

Một trong những động lực thúc đẩy cho vay tiêu dùng tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ là nhờ các doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tài chính Fintech (Financial Technology) vào hoạt động cho vay.

Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ Fintech vào cho vay tiêu dùng chưa nhiều, một trong những lý do là cách tiếp cận công nghệ và khả năng đáp ứng hạ tầng. CTCP Tài chính điện lực (EVNFinance – mã chứng khoán EVF) là một trong số những doanh nghiệp cho vay tiêu dùng tiên phong ứng dụng công nghệ.

Ngay từ năm 2022, khi thị trường cho vay tiêu dùng còn rơi vào vòng xoáy suy giảm do đại dịch, công ty đã tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ với chủ trương phát triển các sản phẩm ngân hàng số, tài chính số để cung cấp tới nhiều đối tượng khách hàng trên tất cả các tỉnh thành phố.

Chiến lược chuyển đổi số của EVNFinance gắn với cải tiến quy trình và những hệ thống hiện có xoay quanh 4 vấn đề lõi: Đám mây, Big Data, công nghệ Mobile và mở rộng dịch vụ kinh doanh nền tảng platform.

Doanh nghiệp cho vay tiêu dùng trong ‘cuộc chiến’ vào mảnh đất màu mỡ quy mô 1,9 tỷ người

Âm thầm nhưng phát triển thần tốc, chỉ trong năm 2022, EVNFinance đã xây dựng và đưa vào triển khai chiến lược công nghệ chủ lực theo mô hình tự động hóa, phát triển quy trình bằng trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, công ty sử dụng robot để thẩm định nhận diện, xử lý hồ sơ khách hàng; hệ thống thẩm định và phê duyệt khoản vay theo quy trình tự động. Thành quả đạt được, công ty đã kết nối, hợp tác với nhiều đối tác là tổ chức thanh toán trung gian, công nghệ tài chính để cùng nhau khai thác thị trường, phát triển mô hình kinh doanh trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, cung cấp dịch vụ an toàn và tiện lợi cho khách hàng.

Năm 2023 là năm thứ 3 liên tiếp EVNFinance nhận được mức xếp hạng tín nhiệm B2 - triển vọng ổn định, do Moody’s đánh giá.

Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng khởi sắc, báo lãi đều đặn hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Trong đó năm 2021 đến nay đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, duy trì lãi lớn trên 300 tỷ đồng mỗi năm.

​​​>> Việt Nam 'chễm chệ' vào top 20 thị trường bán lẻ có lượng tiêu dùng lớn nhất thế giới nhờ đâu?

Mảnh đất màu mỡ quy mô 1,9 tỷ người cho các doanh nghiệp cho vay tiêu dùng

​​​​Báo cáo của Savills cho thấy, ước tính đến năm 2030, 9/20 thị trường quy mô người tiêu dùng lớn nhất sẽ nằm tại Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Đây là “miếng bánh” béo bở cho các doanh nghiệp cho vay tiêu dùng.

Cũng theo Savills, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục mang tới cơ hội trong ngắn và dài hạn. Quy mô thị trường tiêu dùng (chi tiêu từ 12 USD/ngày) tại khu vực sẽ tăng từ 1,9 tỷ người trong năm 2024 lên 2,5 tỷ người vào năm 2030.

Trên thực tế, quy mô thị trường tiêu dùng tăng, nhưng số lượng các công ty cho vay tiêu dùng lại không đổi. Đây chính là “miếng bánh” ngon với nghịch lý bánh đang ngày càng “phình” to lên, trong khi số lượng người ăn không đổi - một tín hiệu tốt với nhóm doanh nghiệp cho vay tiêu dùng.

Thị trường cho vay tiêu dùng màu mỡ cũng đang “hút” ánh nhìn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Thương vụ “bom tấn” tỷ đô của VPBank khi bán cổ phần tại Công ty tài chính tiêu dùng FE Credit cho đối tác Nhật mấy năm trước vẫn còn được nhắc tới liên tục mỗi khi nhắc tới các doanh nghiệp tài chính tiêu dùng.

Thông tin người Thái Lan đang đàm phán mua lại Home Credit mới đây vẫn còn đang được đồn đoán trên thị trường tài chính cho thấy sức nóng của nhóm doanh nghiệp cho vay tiêu dùng đang gia tăng mạnh mẽ.

Tình hình kinh tế chung của Việt Nam năm 2023 đã khởi sắc, Chính phủ đang đẩy mạnh công tác điều hành, tháo gỡ khó khăn từ cả ngành bất động sản đến tài chính ngân hàng, góp phần lớn thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là cơ hội, cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp tiêu dùng nắm bắt thời cơ.

“Khi cơ hội gõ cửa, hãy sẵn sàng” - với hành trang công nghệ chuẩn bị kỹ lưỡng từ những năm trước, EVNFinance là doanh nghiệp có nhiều cơ hội lớn trở mình, trở thành một định chế tài chính tổng hợp như kỳ vọng.

>> Bất ngờ: Người dân vay 2,6 triệu tỷ đồng cho mục đích tiêu dùng

EVNFinance (EVF) thành công nhận gói vay 65 triệu USD từ 6 ngân hàng Top đầu Đài Loan

Việt Nam 'chễm chệ' vào top 20 thị trường bán lẻ có lượng tiêu dùng lớn nhất thế giới nhờ đâu?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doanh-nghiep-cho-vay-tieu-dung-trong-cuoc-chien-vao-manh-dat-mau-mo-quy-mo-19-ty-nguoi-235575.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Doanh nghiệp Việt chinh phục người tiêu dùng bằng công nghệ tài chính Fintech
    POWERED BY ONECMS & INTECH