Chuyển động doanh nghiệp

Đối thủ lớn của VinFast có nguy cơ 'mất lòng' khách Việt vì cách đặt tên xe

Quang Dương 30/09/2024 20:22

Hãng xe điện này chính thức ra mắt tại Việt Nam vào ngày 18/7 sau nhiều tháng chuẩn bị.

Sau khi giới thiệu các mẫu xe điện như BYD Seal, Atto 3 và Dolphin tại Việt Nam, hãng xe Trung Quốc BYD tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm của mình. Mới đây, họ đã hé lộ kế hoạch ra mắt mẫu SUV 6-7 chỗ thuộc phân khúc D, mang tên BYD Tang.

Mặc dù dòng xe này được yêu thích tại Trung Quốc và một số thị trường quốc tế, nhưng ngay khi thông tin về sự xuất hiện của BYD Tang tại Việt Nam được công bố, tên gọi của chiếc xe đã gây ra nhiều tranh cãi.

Tại Việt Nam, từ "Tang" thường được liên hệ với "Tang lễ", mang ý nghĩa đau buồn, mất mát. Điều này khác xa so với những thị trường khác, nơi tên gọi này dường như không gây ra nhiều vấn đề.

Do đó, việc BYD đặt tên cho mẫu xe của mình là "Tang" đã khiến nhiều người tiêu dùng Việt e ngại, dẫn đến loạt ý kiến trái chiều và lo ngại về tương lai của mẫu xe này. Điều này không chỉ làm giảm giá trị của chiếc xe, mà còn ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng về thương hiệu.

Theo đại diện BYD Việt Nam, họ đã ghi nhận các ý kiến từ người tiêu dùng về tên gọi của mẫu xe. Tuy nhiên, việc thay đổi tên không phải là điều dễ dàng vì nó đòi hỏi một quá trình phức tạp và liên quan đến pháp lý. Do đó, BYD quyết định giữ nguyên tên gọi "Tang" để đảm bảo sự nhất quán trên toàn cầu.

Đối thủ lớn của VinFast có nguy cơ 'mất lòng' khách Việt vì cách đặt tên xe
BYD Tang - SUV cỡ D thuần điện sắp bán ở Việt Nam

>> BYD thu hồi gần 100.000 xe điện vì lỗi nghiêm trọng

Được biết, BYD nổi tiếng với phong cách đặt tên xe độc đáo, thường dựa trên các triều đại Trung Quốc và các nhân vật lịch sử nổi tiếng.

Phong cách đặt tên này không chỉ thể hiện sự tự hào về lịch sử và văn hóa Trung Quốc của BYD mà còn tạo nên sự khác biệt và dễ nhận diện cho các dòng xe của hãng. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng việc sử dụng tên các triều đại Trung Quốc có thể gây tranh cãi hoặc không phù hợp với một số thị trường, đặc biệt là khi tên gọi có thể mang ý nghĩa tiêu cực hoặc nhạy cảm trong ngôn ngữ địa phương.

BYD chính thức ra mắt tại Việt Nam vào ngày 18/7 sau nhiều tháng mong đợi, đi kèm những suy đoán về việc “ông lớn” này sẽ hoạt động như thế nào tại một thị trường mà VinFast đã bám rễ sâu và phủ kín hạ tầng trạm sạc.

Đáng chú ý, BYD hiện chiếm gần một nửa thị trường xe điện tại Đông Nam Á, thu hút khách hàng ở các thị trường lớn như Thái Lan và Malaysia, nhờ mức giá hấp dẫn và dàn sản phẩm phong phú. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Abhik Mukherjee của Counterpoint Research, Việt Nam là thị trường khó tiếp cận hơn.

“BYD phải đối mặt với những thách thức đáng kể khi thâm nhập thị trường Việt Nam, chủ yếu do VinFast gần như độc quyền cơ sở hạ tầng sạc xe điện”, Mukherjee nhận định. Ngoài ra, tâm lý e ngại hàng Trung Quốc lâu đời tại Việt Nam cũng là một rào cản, ảnh hưởng đến nhận thức và sự chấp nhận của người tiêu dùng.

VinFast hiện nắm giữ một mạng lưới trạm sạc khổng lồ với hơn 150.000 cổng sạc, và chỉ có xe VinFast mới có thể sử dụng. Trước khi BYD ra mắt, VinFast còn tung ra chính sách miễn phí sạc trong 1 năm cho người dùng tại bất kỳ trạm sạc nào của hãng.

Thiếu điểm sạc chỉ là một trong những thách thức mà BYD gặp phải tại Việt Nam, họ còn phải cạnh tranh với VinFast về giá cả. Mẫu xe rẻ nhất của BYD là Dolphin có giá khoảng 659 triệu đồng (hơn 27.000 USD), gấp đôi giá của mẫu xe rẻ nhất từ VinFast – chiếc mini SUV VF 3.

>> VinFast: Chi phí sản xuất trung bình trên mỗi chiếc xe bàn giao đã giảm 43%

Đối tác của VinFast ra mắt pin sạc nhanh nhất thế giới

Vietcap: Chi phí xây dựng cơ bản của VinFast có thể giảm 620 triệu USD/năm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doi-thu-lon-cua-vinfast-co-nguy-co-mat-long-khach-viet-vi-cach-dat-ten-xe-251080.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Đối thủ lớn của VinFast có nguy cơ 'mất lòng' khách Việt vì cách đặt tên xe
    POWERED BY ONECMS & INTECH