Dòng tiền chứng khoán rút khỏi thị trường?

28-11-2023 11:03|Quốc Trung

Những ngày cuối tháng 11, việc kiếm vài % lợi nhuận trên thị trường chứng khoán với nhiều nhà đầu tư cũng là điều khó khăn.

Kết phiên 27/11, VN-Index giảm 7,55 điểm qua đó trả lại số điểm tăng trong phiên cuối tuần trước. Chỉ số chính thức mất mốc 1.090. Toàn bộ áp lực giảm điểm đều đến từ nhóm VN30 với 23 mã giảm giá.

Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường giảm mạnh còn gần 13.200 tỷ đồng trong đó khớp lệnh sàn HOSE đạt hơn 11.700 tỷ - thấp nhất 1 tháng.

Đến 10h sáng phiên 28/11, VN-Index giảm thêm 4 điểm và mất mốc 1.085; tổng giá trị giao dịch trên 3 sàn chỉ vỏn vẹn 2.100 tỷ.

Thị trường giao dịch tẻ nhạt trong tâm lý thận tọng của nhà đầu tư, hơn 1.600 mã chứng khoán trên sàn không có nổi một nhóm ngành, thậm chí một mã lớn dẫn dắt.

Dòng tiền suy yếu rất mạnh ở nhóm cổ phiếu trụ cột - ngân hàng; "lang thang" ở các nhóm bất động sản, chứng khoán, thép, dầu khí. Cầu yếu khiến lượng cung hàng phiên ATC quay trở lại với những pha "đánh úp" nhà đầu tư. Dù vậy, những động thái trên vẫn là không đủ để khiến thanh khoản thị trường trở nên sôi động.

Câu hỏi là: Dòng tiền đã đi đâu?

Theo số liệu mới được Ngân hàng Nhà nước công bố, lượng tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đã tăng thêm 15.935 tỷ đồng trong tháng 9, đạt mức kỷ lục hơn 6,449 triệu tỷ đồng. Đây là diễn biến bất ngờ trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tại nhiều ngân hàng đã rơi về mức thấp chưa từng thấy

Đơn cử tại Vietcombank, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên áp dụng với lãi suất 5%/năm, còn kỳ hạn 6 và 9 tháng là 3,9%/năm. Kỳ hạn 3 tháng chỉ còn 2,9%/năm.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều áp lực, các kênh trái phiếu, bất động sản, chứng khoán vẫn tiềm ẩn rủi ro, một lượng tiền đáng kể trong dân đã quay trở lại kênh gửi tiết kiệm cũng như đầu tư vàng.

Vấn đề là, hệ thống ngân hàng đang rất muốn giải ngân tiền; nói cách khác là rất cần doanh nghiệp đến vay tiền. Hay như công ty chứng khoán cũng muốn đẩy mạnh giải ngân quỹ margin (vốn đang khá dồi dào). Việc dòng tiền "ứ đọng" vô hình chung tác động đến triển vọng phục hồi/tăng trửng của các doanh nghiệp ngành trong thời gian tới.

Quay trở lại với diễn biến biến thị trường, sau 1,5 tháng, VN-Index hiện vẫn chưa thể quay lại đường MA200. Thậm chí mốc 1.100 vẫn đang gây gáp lực bán lên chỉ số.

Xem thêm: 180.000 cổ đông HPG: 6 tháng "lang thang" vùng 21.x

Dòng tiền mất hút, chứng sĩ

"Dư chấn" liên quan đến lãi suất, biến động tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu hút tiền về vẫn còn đâu đó trên thị trường. Khi các chỉ số bước vào sóng điều chỉnh, dòng tiền trên thị trường có xu hướng chuyển trạng thái sang "án binh bất động". Đây là nguyên nhân khiến thị trường đang bị dòng tiền "bỏ rơi".

Trong một chia sẻ mới đây, ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc Trung tâm kinh doanh, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhấn mạnh, năm 2024 là đỉnh điểm của trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn (tỷ lệ rất lớn trong số này thuộc về các doanh nghiệp địa ốc - trên 80%). Với "chỉ báo" này, VN-Index sẽ khó có cơ hội uptrend mạnh.

Với góc nhìn như vậy, nhà đầu tư nên bằng lòng với việc chỉ số có thể đi ngang khung hẹp trong nhiều tháng tới. Giai đoạn này, một mức lợi nhuận đầu tư khiêm tốn cũng là dấu ấn đầu tư thành công và nên được trân trọng.

Xem thêm: Góc nhìn VN-Index từ nay đến Tết Âm lịch 2024: "Sương chùng chình qua ngõ"

Sacombank đón sinh nhật tưng bừng: Cổ phiếu STB vượt đỉnh lịch sử

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 26/12

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dong-tien-mat-hut-chung-si-vat-vo-vn-index-lang-thang-vung-1070-1130-212982.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Dòng tiền chứng khoán rút khỏi thị trường?
    POWERED BY ONECMS & INTECH