Các thương hiệu đồng hồ như Rolex hay Richard Mille đang nhìn thấy lợi ích của việc tham gia vào thị trường đồng hồ đã qua sử dụng. Thậm chí, đồng hồ xa xỉ được coi như một loại tài sản thay thế cho cổ phiếu, trái phiếu, tác phẩm nghệ thuật và rượu vang.
Buôn đồng hồ Rolex đã qua sử dụng lời hơn cả đầu tư vào thị trường chứng khoán Mỹ
Theo báo cáo của Boston Consulting Group Inc. và WatchBox, giá đồng hồ Rolex, Patek Philippe và Audemars Piguet tăng trung bình 20% mỗi năm kể từ giữa năm 2018, vượt xa chỉ số chứng khoán S&P 500, do giá trị của những chiếc đồng hồ xa xỉ đã qua sử dụng tăng mạnh.
Các công ty trong chỉ số S&P 500 đạt tăng trưởng lợi nhuận trung bình hàng năm là 8% từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2023, trong khi rổ các mẫu đồng hồ đã qua sử dụng từ các thương hiệu hàng đầu của Thụy Sỹ tăng trưởng với tốc độ hơn gấp đôi, dù giá của một số mẫu đã qua sử dụng, bao gồm Rolex Daytonas, Patek Nautilus và AP Royal Oaks, đã giảm tới 1/3 kể từ khi thị trường đạt đỉnh vào quý I/2022.
Giá của một rổ đồng hồ được gọi là thương hiệu độc lập bao gồm FP Journe, H. Moser & Cie và De Bethune, một nhà sản xuất nhỏ của Thụy Sỹ do WatchBox sở hữu phần lớn, đã tăng 15% so với cùng kỳ. Đồng hồ xa xỉ được coi như một loại tài sản thay thế cho cổ phiếu, trái phiếu, tác phẩm nghệ thuật và rượu vang.
Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 có tốc độ tăng trưởng hằng năm là 12% từ năm 2012 đến năm 2022, trong khi giá đồng hồ Rolex, Patek và AP tăng trung bình 7%.
Giá đồng hồ trên thị trường thứ cấp tăng nhanh chóng trong thời kỳ đại dịch khi người tiêu dùng Thế hệ Y và Thế hệ Z, những người rủng rỉnh tiền mặt và mắc kẹt ở nhà, đã phát hiện ra một sở thích mới tốn kém là sưu tập đồng hồ Thụy Sỹ. Sự tăng giảm của giá trị tiền kỹ thuật số cũng tương quan với giá đồng hồ đã qua sử dụng.
Gen Y VÀ GenZ ráo riết săn lùng đồng hồ xa xỉ khiến giá đồng hồ cũ tăng mạnh
Nhu cầu về đồng hồ sang trọng của Thụy Sĩ ngày càng tăng và điều này đang mở rộng sang cả thị trường đồng hồ đã qua sử dụng. Theo SCMP, thị trường này bùng nổ do người tiêu dùng Gen Z (người sinh ra trong giai đoạn năm 1997-2010) muốn mua sắm hàng hóa cao cấp nhưng họ cũng quan tâm đến tính bền vững.
Ước tính, thị trường đồng hồ cũ toàn cầu trị giá gần 20 tỷ Franc Thụy Sĩ (hơn 506 nghìn tỷ đồng) và có thể đạt 35 tỷ Franc Thụy Sĩ (hơn 885 nghìn tỷ đồng) vào năm 2023, theo nghiên cứu được công bố vào tháng 10/2022 bởi hãng kiểm toán và tư vấn khổng lồ Deloitte.
Thị trường đồng hồ cũ trở nên bùng nổ là nhờ sự lựa chọn của người tiêu dùng Gen Y (những người sinh ra trong giai đoạn năm 1980-1996) và Gen Z - những người rất quan tâm đến tương lai của hành tinh và không còn muốn mua đồ mới.
Ngoài ra, những đồ vật cổ điển mà không phải chỗ nào cũng bán đang trở nên thịnh hành. Hơn nữa, đồng hồ xa xỉ mới đến từ thương hiệu Thụy Sĩ ngày càng khó sắm, do nhu cầu cao dẫn đến danh sách chờ mua ngày càng dài.
Xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ đạt kỷ lục vào năm 2022, tăng 11,4% so với năm trước đó, lên 24,8 tỷ Franc Thụy Sĩ (hơn 627 nghìn tỷ đồng), theo công bố mới của Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ.
Dẫu vậy, giá trung bình đã giảm từ mức kỷ lục 45.000 Franc Thụy Sĩ (hơn 1,1 tỷ đồng) vào tháng 2/2022 xuống còn 35.000 Franc Thụy Sĩ (gần 886 triệu đồng).
Gã đồng hồ xa xỉ Richemont - công ty sở hữu các thương hiệu Cartier, IWC và Piaget - đã tham gia lĩnh vực này vào năm 2018 khi họ mua nền tảng Watchfinder của Anh.
Rolex cũng đã có bước tiến vào tháng 12/2022 bằng cách tung ra chương trình CPO với nhà bán lẻ Bucherer của Thụy Sĩ. Động thái này giúp tăng sự giám sát với các sản phẩm của mình.
Đối với các thương hiệu xa xỉ hàng đầu như Richard Mille, nơi giá đồng hồ trung bình vượt quá 260.000 Franc Thụy Sĩ (hơn 6,5 tỷ đồng), đồng hồ cũ thậm chí còn là cách để nâng cao hình ảnh.
Bạn gái tin đồn của Văn Thanh kiếm 600 triệu/4 ngày, nguồn thu nhập 'không tưởng' được hé lộ 
'Mắt thần' truy tìm chiếc đồng hồ Rolex nửa tỷ rơi ở sân bay Nội Bài