Bất chấp mọi nỗ lực kìm hãm, giá vàng đang liên tục lập đỉnh. Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc phải đồng ý để doanh nghiệp nhập khẩu vàng.
Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới
Vàng miếng SJC  trở lại mốc 80 triệu đồng mỗi lượng vào đầu tháng 3 và mất hơn hai tháng để cán mốc 90 triệu đồng sáng 10/5. Trong đó, giá vàng tăng liên tiếp hơn tuần qua, tích lũy trên triệu đồng chỉ sau một đêm.
Thậm chí trong ngày 10/5, vàng nhảy lên mức giá mới chỉ tính bằng giờ và tăng hơn 3 triệu trong ngày.
Thậm chí trong ngày hôm qua (10/11), vàng nhảy lên mức giá mới chỉ tính bằng giờ và tăng hơn 3 triệu trong ngày. |
Trước những diễn biến kịch tính của giá vàng, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho biết, nguồn cung vàng SJC  từ trước đến nay vẫn ít hơn cầu. Đây là lý do giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp kinh doanh vàng dự báo thế nào về giá vàng, có dám mua hay không?
Nếu lượng cung không tăng, các doanh nghiệp vàng không muốn đấu thầu thì trong trường hợp giá vàng thế giới tăng lên 2.400-2.500 USD/ounce, giá vàng trong nước có khả năng tăng đến 100 triệu đồng/lượng.
PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường tài chính (Trường Đại học Kinh tế TP. HCM) nhận định, với thị trường vàng miếng độc quyền, cung - cầu bị kiểm soát như hiện nay, việc giá vàng tăng cao hơn bình thường tất yếu sẽ xảy ra. Mức giá vàng miếng chênh lệch tới 16 triệu đồng so với vàng nhẫn.
Theo ông Huân, cách duy nhất can thiệp vào thị trường lúc này là ngưng độc quyền sản xuất vàng miếng. “Nhà nước chỉ kiểm soát nguồn cung, việc sản xuất có thể cho các doanh nghiệp khác cùng tham gia, sử dụng vàng dân cư để sản xuất vàng miếng, góp phần hạ nhiệt nhu cầu vàng miếng của thị trường.
Thị trường cạnh tranh sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc hạn chế nhập khẩu vẫn cần duy trì để đảm bảo an ninh tiền tệ, giảm đầu cơ tích trữ. Những năm qua, cán cân thanh toán khá ổn định. Nếu phải nhập khẩu vàng sẽ mất lượng lớn ngoại tệ, trong khi thặng dư thương mại, dự trữ ngoại hối chưa cao ”, ông Huân nói.
>>Giá vàng hôm nay 12/5: SJC hạ “nhiệt” phiên cuối tuần 
Đã đến lúc cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng
Còn TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, cho rằng, việc giá vàng trong nước liên tục tăng, doãng rộng khoảng cách với giá vàng thế giới đến từ hai yếu tố. Thứ nhất là không có bất kỳ thay đổi nào về nguồn cung trong thời gian qua. Thứ hai là có những tác động nhất định của tâm lý người dân.
"Thực ra, đấu thầu cũng là một biện pháp để tăng nguồn cung. Nhưng biện pháp quan trọng nhất, giải pháp căn cơ giúp giải quyết vấn đề, giúp tăng nguồn cung vàng là cho phép các công ty kinh doanh vàng bạc được nhập khẩu vàng", ông Nghĩa nói.
Đã đến lúc cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng. |
Ông Nghĩa cho rằng, khi doanh nghiệp được phép nhập khẩu và xuất khẩu vàng, ngay lập tức giá vàng sẽ giảm xuống về sát giá vàng thế giới ngay. Khi đó, Nhà nước sẽ kiểm soát thị trường thông qua công cụ thuế.
Theo ông Nghĩa, việc cho nhập khẩu vàng không lo ảnh hưởng đến tỷ giá vì một năm tỷ giá cho nhập vàng chỉ khoảng 3 tỷ USD. “Nếu giá trong nước cứ cao sẽ dẫn đến buôn lậu vàng. Buôn lậu vàng cũng phải dùng USD trong nước đi mua. Chúng ta nên cho nhập và quản lý bằng thuế”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Bên cạnh việc cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng, nhiều chuyên gia cũng đề xuất Nghị định 24 cần được sửa đổi theo hướng bỏ độc quyền thương hiệu vàng quốc gia của SJC. Từ đó, chênh lệch giữa giá vàng của SJC và các nhãn hiệu khác cũng sẽ được thu hẹp lại.
Sửa đổi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng miếng được cho là một nhiệm vụ cấp thiết để có thể bình ổn thị trường vàng trong dài hạn.
>>Giá vàng thế giới: Cuốn theo chiều gió nào? 
Giá vàng hôm nay 12/5/2024: Giảm giá mạnh, SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng 
Có đáng lo khi giá vàng ‘rơi tự do’, về mốc 91 triệu/lượng?