Giá vàng tăng nóng: Sớm thí điểm thành lập sàn giao dịch vàng liên thông với quốc tế
TS Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược phát triển ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước cho rằng Việt Nam phải xóa độc quyền thương hiệu vàng SJC.
Giá vàng tiếp tục tăng nóng
Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước tăng tiếp đối với vàng nhẫn 24k  các loại khi phá đỉnh cũ, lập đỉnh mới, vượt 71 triệu đồng/lượng.
Lúc 9 giờ 15, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng mua vào 80 triệu đồng/lượng, bán ra 82 triệu đồng/lượng bán ra, ổn định so với hôm qua.
Việc sửa Nghị định 24 có thể giá vàng sẽ hạ, thị trường vàng sẽ ổn định hơn. |
Công ty PNJ  bán vàng SJC lên tới 82,2 triệu đồng/lượng, trong khi Tập đoàn DOJI bán ra khoảng 81,95 triệu đồng/lượng. Biên độ chênh lệch giá mua vào – bán ra giãn rộng lên tới 2,4 triệu đồng/lượng.
Trong khi giá vàng miếng SJC duy trì ở vùng đỉnh, giá vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại tiếp tục phá đỉnh cũ, lập đỉnh mới khi chưa dừng đà tăng sốc. Công ty SJC niêm yết giá vàng nhẫn mua vào 68,8 triệu đồng/lượng, bán ra 70,05 triệu đồng/lượng, tăng mạnh khoảng 700.000 đồng/lượng so với hôm qua. Công ty PNJ bán ra vàng nhẫn 69,7 triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội, Công ty Bảo Tín Minh Châu tiếp tục đẩy giá vàng nhẫn lên tới 69,88 triệu đồng/lượng mua vào, 71,18 triệu đồng/lượng bán ra, tăng thêm 100.000 đồng/lượng so với hôm qua. Giá vàng nhẫn có sự chênh lệch cả triệu đồng mỗi lượng giữa các doanh nghiệp.
Đáng chú ý, từ đầu năm 2024 tới nay, giá vàng trong nước  liên tục lập “đỉnh” mới. Theo lý giải của một số công ty kinh doanh vàng miếng trong nước, một trong những nguyên nhân khiến giá vàng trong nước tăng “sốc” trong mấy ngày qua, là do ảnh hưởng từ giá vàng thế giới.
Trên thực tế, giá vàng thế giới cũng tăng khá mạnh trong mấy ngày qua, thế nhưng tốc độ tăng thấp hơn nhiều so với giá vàng tại Việt Nam. Thậm chí, có thời điểm giá vàng trong nước tăng rất mạnh, nhưng giá vàng thế giới lại đảo chiều giảm giá.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá vàng thế giới có tác động vào thị trường vàng trong nước, tuy nhiên không ảnh hưởng quá nhiều. Trừ khi giá vàng thế giới có biến động lớn mới có tác động rõ nét tới thị trường trong nước.
Sớm thí điểm thành lập giao dịch vàng liên thông quốc tế
Bình luận về khả năng giảm giá của vàng trong thời gian tới, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, việc sửa Nghị định 24 có thể giá vàng sẽ hạ, thị trường vàng sẽ ổn định hơn. Nhưng giá có hạ nhiều hay không còn phụ thuộc vào việc nghị định sửa đổi những gì. Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán, giá vàng vẫn phụ thuộc nhiều vào diễn biến thị trường vàng thế giới.
“Cùng với đó, nếu cả hai vấn đề là thương hiệu quốc gia của vàng SJC và đơn vị nhập khẩu vàng đều có sự thay đổi ở Nghị định, sẽ tạo sự ổn định hơn cho thị trường vàng. Còn nếu chỉ một trong hai yếu tố đó thay đổi, thị trường chưa chịu nhiều tác động. Từ nay đến lúc Nghị định 24 được sửa đổi, giá vàng còn nhiều biến động”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.
Từ nay đến lúc Nghị định 24 được sửa đổi, giá vàng còn nhiều biến động. |
Cũng theo ông Hiếu, thời gian gần đây do ảnh hưởng của việc sửa Nghị định 24, nhà đầu tư sợ vàng SJC sẽ mất đi thương hiệu vàng quốc gia nên chuyển sang vàng nhẫn khiến giá vàng nhẫn cũng liên tục lập đỉnh mới.
>>Giá vàng chiều 22/2 bất ngờ tăng vọt, sau khi giảm nhẹ ở phiên sáng 
Theo ông Hiếu, vàng nhẫn vừa đạt được mục đích đầu tư, vừa có thể sử dụng cho mục đích thường ngày như món trang sức, hữu dụng hơn. Trong khi vàng miếng chỉ có mục đích duy nhất là đầu tư, tuy nhiên tính thanh khoản lại cao hơn.
Để giải quyết vấn đề này, TS Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược phát triển ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, Việt Nam nên sớm thí điểm thành lập sàn giao dịch vàng liên thông với quốc tế và phải xóa độc quyền thương hiệu vàng SJC. Khi không còn độc quyền, khi liên thông với quốc tế vàng sẽ không bị tư nhân thổi giá. Đặc biệt, khi thị trường vàng trở về bình thường thì sẽ lập tức hết nhập lậu qua biên giới, đồng nghĩa với không bị “chảy máu” ngoại tệ”.
TS Phạm Xuân Hòe cho rằng, thế giới cũng không có một ngân hàng trung ương nào quản lý thị trường vàng và quản lý vàng dưới dạng hàng hóa giống như Việt Nam. Ngân hàng trung ương chỉ quản lý vàng ngoại hối.
“Vì vậy, để thị trường vàng phát triển theo đúng quy luật thế giới, ngân hàng trung ương quay trở về với sứ mạng của mình, đó là chính sách tiền tệ và chỉ quản lý vàng dưới dạng ngoại hối để bảo đảm tập trung cho mục tiêu điều hành chính chính sách tiền tệ tốt hơn và hiệu lực, hiệu quả hơn”, ông Hòe nói.
Ông Hòe nhấn mạnh rằng, về chức năng nhiệm vụ, đáng lẽ mặt hàng này thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương.
“Hãy coi là là một sản phẩm hàng hóa bình thường, mà đã là hàng hóa thì nên để Bộ Công Thương quản lý, thay vì Ngân hàng Nhà nước quản lý như hiện nay”, ông Hòe nói.
>>Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng phi mã: Tuần mới sẽ tiếp đà thăng hoa? 
Giá vàng vọt lên đỉnh lịch sử, tỷ USD trao tay trên thị trường chứng khoán 
Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng phi mã: Tuần mới sẽ tiếp đà thăng hoa?