Quốc tế

Hàng loạt công ty châu Âu 'vỡ mộng' vì kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm

Đăng Đức 13/05/2024 - 13:13

Theo một cuộc khảo sát được Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc vừa công bố, các công ty châu Âu ở Trung Quốc đang gặp khó khăn hơn trong việc kiếm tiền ở nước này khi tăng trưởng chậm lại và áp lực dư thừa công suất gia tăng.

Thực trạng đáng ngại

Hôm 10/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến công du 5 ngày đến châu Âu sau khi lần lượt thăm 3 nước: Pháp, Serbia và Hungary. Một trong những mục tiêu quan trọng của chuyến đi này là Bắc Kinh muốn ngăn chặn Liên minh châu Âu (EU) áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu ô tô điện giá rẻ từ Trung Quốc và các sản phẩm khác vốn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế EU.

Trong bối cảnh đó, các công ty châu Âu tại Trung Quốc đang gặp khó khăn hơn trong việc kiếm tiền ở nước này khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và áp lực dư thừa công suất gia tăng, theo một cuộc khảo sát được Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc công bố cách đây ít ngày.

Hàng loạt công ty châu Âu 'vỡ mộng' vì kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm
Các robot đang sản xuất phụ tùng ô tô trên dây chuyền sản xuất của một công ty phụ tùng ô tô ở huyện Mân Hầu, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc vào ngày 7/5/2024 - Ảnh: Getty Images

Cuộc khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại EU thu hút 529 người trả lời và được thực hiện từ giữa tháng Giêng đến đầu tháng Hai năm nay.

>> Hungary hưởng lợi lớn từ tình bạn với Trung Quốc

Tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị. Sự sụt giảm doanh thu trong lĩnh vực bất động sản, vốn có mối quan hệ chặt chẽ với tài chính của chính quyền địa phương, cũng đã kéo nền kinh tế nước này đi xuống.

Chỉ 30% số người tham gia khảo sát của Phòng Thương mại EU cho biết tỷ suất lợi nhuận của họ ở Trung Quốc cao hơn mức trung bình toàn cầu - mức thấp nhất trong 8 năm qua.

Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc Jens Eskelund cho biết sự suy giảm tăng trưởng kinh tế hiện tại của Trung Quốc có những khía cạnh mang tính chu kỳ tương tự khủng hoảng kinh tế giai đoạn năm 2015 - 2016, nhưng có những câu hỏi về việc vấn đề lần này sẽ kéo dài bao lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến mức nào.

Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc Jens Eskelund cho biết: “Ở một mức độ nào đó, các thành viên của chúng tôi nhận thấy rằng khả năng phát triển và tìm kiếm lợi nhuận của họ ở thị trường Trung Quốc cùng mối tương quan với con số GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) đang trở nên yếu kém hơn”.

Hàng loạt công ty châu Âu
Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc Jens Eskelund ở Bắc Kinh - Ảnh: AP

Ông Eskelund nói: “Điều quan trọng đối với các công ty nước ngoài không nhất thiết phải là con số GDP cụ thể, 5,3% hay bất cứ thứ gì, mà là thành phần của GDP. Nếu bạn có con số GDP đang tăng lên do có nhiều đầu tư hơn vào năng lực sản xuất, điều đó không tốt cho các công ty nước ngoài. Nhưng nếu bạn có GDP đang tăng lên do nhu cầu trong nước ngày càng tăng thì đó lại là một điều tốt”.

Nỗi lo dư thừa công suất

Sự chú trọng của Trung Quốc vào sản xuất, cùng với nhu cầu nội địa khiêm tốn, đã dẫn đến mối lo ngại ngày càng tăng trên toàn cầu rằng sản xuất quá mức sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận.

Hơn 1/3 số người tham gia khảo sát của Phòng Thương mại EU ở Trung Quốc cho biết họ nhận thấy tình trạng dư thừa công suất trong ngành của mình vào năm ngoái và 10% khác dự đoán tình trạng này trong tương lai gần.

Các ngành công nghiệp kỹ thuật dân dụng, xây dựng và ô tô có tỷ lệ người được hỏi báo cáo về tình trạng dư thừa công suất là cao nhất.

Hơn 70% số người được hỏi cho biết tình trạng dư thừa công suất trong ngành của họ đã khiến giá thành các sản phẩm bị giảm.

Ông Eskelund nói: “Đây không chỉ là lời than vãn của các công ty châu Âu. Điều này cũng tương tự, thậm chí còn đau đớn hơn đối với các công ty Trung Quốc”.

>> 1.500 người dân đi mua chung cư ‘bị lừa’: Chờ 8 năm vẫn không biết nhà ‘hình thù ra sao’, chủ đầu tư ‘ép trả thêm tiền’ mới cho nhận nhà

Mở cửa thị trường một số ngành

Chính quyền Trung Quốc đã và đang tăng cường các nỗ lực cấp cao để thu hút đầu tư nước ngoài.

Chủ tịch Phòng Thương mại EU ở Trung Quốc Jens Eskelund lưu ý rằng chính sách miễn thị thực gần đây của Bắc Kinh đối với một số nước thuộc Liên minh châu Âu đã cho phép các nhà điều hành linh hoạt lên kế hoạch cho các chuyến đi Trung Quốc trước một tuần, thay vì 2-3 tháng trước đó.

Ông nói thêm rằng việc Bắc Kinh mở rộng chính sách miễn thuế cũng đã khuyến khích nhiều nhân viên quốc tế và gia đình họ ở lại Trung Quốc.

Ông Eskelund nói, các công ty mỹ phẩm, thực phẩm và đồ uống đã được hưởng lợi từ những nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm mở cửa thị trường, đồng thời lưu ý rằng mức cao kỷ lục 39% số người được hỏi cho biết thị trường địa phương đã mở cửa hoàn toàn trong ngành của họ.

Trung Quốc đã hạn chế mức độ mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể sở hữu hoặc hoạt động trong một số ngành nhất định. Chính quyền Bắc Kinh cũng loại bỏ một số danh mục ngoài giới hạn mỗi năm thông qua “danh sách tiêu cực”.

Sự hoài nghi cao độ

Phòng Thương mại EU ở Trung Quốc và các tổ chức kinh doanh khác cho rằng quốc gia này có thể làm nhiều hơn nữa để thực hiện 24 biện pháp cải thiện môi trường làm ăn cho các công ty nước ngoài.

Cuộc khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại EU cho thấy một số lượng lớn người được hỏi cho biết tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. Trong đó, mức cao kỷ lục doanh nghiệp nước ngoài được hỏi cho biết họ hoài nghi về tiềm năng tăng trưởng của mình ở Trung Quốc trong 2 năm tới.

Số người được hỏi với tỷ lệ cao kỷ lục cũng mong đợi áp lực cạnh tranh sẽ được tăng cường để giúp các doanh nghiệp nước ngoài không bị lép vế nhiều so với các doanh nghiệp quốc nội ở “đất nước tỷ dân”.

Một doanh nghiệp châu Âu lớn cũng nghi ngờ lợi nhuận cổ phiếu của họ ở Trung Quốc sẽ bị suy giảm trong thời gian tới. Trong khi đó, một doanh nghiệp khác của “lục địa già” có kế hoạch cắt giảm chi phí cao kỷ lục trong năm nay tại đất nước Đông Á, chủ yếu bằng cách giảm số lượng nhân viên và cắt giảm ngân sách tiếp thị.

Một số lượng kỷ lục người được hỏi còn cho biết họ đã bỏ lỡ cơ hội ở Trung Quốc do các rào cản pháp lý. Quy mô của rào cản này tương đương với hơn một nửa doanh thu hàng năm của họ. Trong khi đó, mức kỳ vọng thấp kỷ lục đã xuất hiện khi nhiều doanh nghiệp EU không tin rằng các trở ngại pháp lý của Chính phủ Trung Quốc với các doanh nghiệp châu Âu sẽ giảm đi.

>> Xe điện Trung Quốc gây tai nạn vì tưởng nhầm biển quảng cáo là xe thật

Mỹ 'thế chân' Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của siêu cường châu Âu

Nghỉ học phụ anh trai trả nợ từ năm 16 tuổi, nay trở thành nữ tỷ phú đứng thứ 8 trong top 100 nữ doanh nhân xuất sắc nhất Trung Quốc

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hang-loat-cong-ty-chau-au-vo-mong-vi-kinh-te-trung-quoc-tang-truong-cham-234506.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Hàng loạt công ty châu Âu 'vỡ mộng' vì kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm
    POWERED BY ONECMS & INTECH