điểm chung của các cổ phiếu này là vốn hóa thị trường đều khá nhỏ - hầu hết dưới 1.000 tỷ đồng.
Trên toàn thị trường chứng khoán, tính đến hết ngày 29/4/2022 hiện có 382 mã cổ phiếu dưới mệnh giá, chiếm gần 1/4 trên tổng số 1.616 mã cổ phiếu.
Đáng chú ý, con số này đã tăng mạnh từ đầu năm 2022 sau các sự kiện liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu và việc bỏ cọc đất của Tân Hoàng Minh tại Thủ Thiêm hồi đầu tháng 1/2022. Kế đến là việc bắt tạm giam ông Quyết và Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cũng như một loạt cá nhân khác hồi cuối tháng 3 và trong tháng 4.
Hệ quả của các sự kiện trên đã gây ra "cú sập hầm" khiến hàng loạt cổ phiếu (dòng bất động sản, penny hay các cổ phiếu cùng họ) đang chơi vơi vùng trên tham chiếu (thậm chí vùng giá 2x.000) bị kéo chìm.
Được biết, điểm chung của các cổ phiếu này là vốn hóa thị trường đều khá nhỏ - hầu hết dưới 1.000 tỷ đồng. Chỉ 5 mã có vốn hóa trên 1.000 tỷ đồng trên cả 3 sàn hiện đang nằm dưới mệnh giá.
Mặc dù giao dịch dưới mệnh giá, nhiều cổ phiếu có chỉ số P/E quý I/2022 lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm lần - cho thấy giá các cổ phiếu này không rẻ. Trong khi đó, một số cổ phiếu thậm chí ghi nhận mức P/E âm.
Tính đến hết ngày 29/4, số lượng cổ phiếu niêm yết dưới mệnh giá tại HOSE và HNX là 110/757 mã.
Trong khi đó, gần 1/3 số lượng cổ phiếu trên sàn UPCoM (282/859) đang giao dịch dưới mệnh với thanh khoản kém. 206 mã trong số kể trên có khối lượng giao dịch trung bình dưới 20.000 đơn vị/phiên trong đó 64 mã "chết thanh khoản".
Tính trung, so với thời điểm cách đây gần 1 năm, số mã dưới mệnh giá hiện đã giảm đáng kể. Cụ thể, tại thời điểm tháng 6/2022, trên thị trường chứng khoán có 595 mã cổ phiếu có giá dưới 10.000 đồng thị giá và tập trung chủ yếu ở thị trường UPCoM với 399 mã; sàn HOSE và HNX có lần lượt 70 và 126 mã dưới mệnh giá.
Ông Trịnh Văn Quyết lâm bệnh, hoãn phiên tòa phúc thẩm 
Vụ FLC: Ông Trịnh Văn Quyết bất ngờ vắng mặt tại phiên phúc thẩm do sức khỏe 'rất xấu'