CEO Tập đoàn Bkav khẳng định rằng quá trình làm ra chiếc Bphone không hề đơn giản và khiến ông cảm thấy căng thẳng, thậm chí nặng hơn cả bệnh trầm cảm.
CEO Tập đoàn Bkav Nguyễn Tử Quảng hay còn được biết đến với biệt danh Quảng "nổ" vừa gây chú ý với thông tin về việc gọi vốn từ những người hâm mộ dòng điện thoại Bphone của hãng (Bfans). Trước đó, hành trình "vừa làm vừa nổ" của CEO này cũng được nhiều người chú ý.
Mới gần đây, việc CEO của chiếc điện thoại Made in Việt Nam này lại dậy sóng mạng xã hội khi muốn huy động tiền từ fan hâm mộ Bphone với mức sinh lợi "khủng", hơn hẳn lãi suất huy động của ngân hàng . Chưa bàn đến việc phương án 1 vốn nhận về 2,3 lần cả gốc lẫn lãi trong 3 năm có thực hiện được không nhưng hành trình xây dựng thương hiệu Bphone của ông Nguyễn Tử Quảng khiến nhiều người bàn luận về khả năng thành công của phương án gọi vốn lợi nhuận "khủng".
Ý tưởng xây dựng phần mềm diệt virus Bkav đã được ông Nguyễn Tử Quảng nhen nhóm từ năm 1995. Khi đó ông đang là sinh viên năm 3 Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Sau đó 2 năm, ông Quảng công bố công trình phần mềm chống virus trên mạng đầu tiên của Việt Nam với tên AV-ONLINE. Đến tháng 11/1997, ông viết thành công phần mềm hỗ trợ kiểm duyệt thông tin trên mạng Internet, phục vụ cho việc kết nối Internet của FPT - một trong ba nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên của Việt Nam.
Giai đoạn 1998-2000, phần mềm Bkav liên tục được bạn đọc của tạp chí PC World Việt Nam bình chọn là một trong những phần mềm được ưa chuộng nhất. Năm 1998, ông Nguyễn Tử Quảng được Trung ương đoàn bình chọn là 1 trong 10 gương mặt thanh niên Việt Nam tiêu biểu, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì những thành tích học tập, nghiên cứu và lao động.
Năm 2001, ông Nguyễn Tử Quảng thành lập Trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh mạng (Bkis) dưới sự bảo trợ của Đại học Bách khoa Hà Nội cùng 9 thành viên khác.
Năm 2003, ông được Tạp chí Echip phong tặng danh hiệu Hiệp sỹ Công nghệ thông tin sau những đóng góp cho lĩnh vực bảo mật thông tin nước nhà.
Năm 2004 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của Trung tâm An ninh mạng Bkis. Trung tâm đã trang bị một số lượng lớn các thiết bị mạng, thiết bị an ninh chuyên dụng, thiết bị kiểm định chất lượng mạng và phòng thí nghiệm an ninh mạng hiện đại hàng đầu khu vực.
Năm 2005, sau 10 năm cung cấp miễn phí, Bkav chính thức được thương mại hóa với các phiên bản BkavPro, BkavEnterprise và BkavGatewayScan. Từ đó, những lỗi nhỏ của sản phẩm cũng như những phát ngôn của ông Quảng thường chịu cái nhìn vô cùng khắt khe của cộng đồng mạng cũng như giới truyền thông. Biệt danh Quảng “nổ” cũng xuất hiện từ đây. Đó cũng là khoảng thời gian mà Bkav manh nha đầu tư phát triển hệ thống nhà thông minh Smarthome.
Năm 2006 là một năm nóng bỏng với tình hình an ninh mạng tại Việt Nam. Cũng chính từ những thách thức này mà Nguyễn Tử Quảng và Bkav dần khẳng định được mình. Bkis khi đó đã phối hợp với đơn vị chống tội phạm công nghệ cao thuộc C15 Bộ Công an truy tìm và đưa ra xử lý hàng loạt kẻ phát tán virus, tấn công trên mạng.
Năm 2010, Bkav của Nguyễn Tử Quảng ra mắt phần mềm một cửa eGate, Chính phủ điện tử - Tỉnh điện tử eGov. Góp phần vào quá trình số hoá các hoạt động Chính phủ.
Cũng trong năm này, Bkav đạt được nhiều chứng chỉ và giải thưởng có ý nghĩa. Trong số này phải kể đến chứng chỉ VB100, một chứng chỉ mang tầm Quốc tế trong lĩnh vực An ninh mạng. Ông được xếp vào danh sách 10 nhân vật tiêu biểu của ICT Việt Nam giai đoạn 2000-2009.
Năm 2013, Bkav hoàn tất quá trình chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn Công nghệ. Nguyễn Tử Quảng trở thành Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành. Đồng thời, để đẩy mạnh chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường toàn cầu, Bkav đã thành lập chi nhánh Bkav USA đặt tại Thung lũng Silicon, Mountain View, bang California, Mỹ.
Đến năm 2014, rất nhiều những sản phẩm của Bkav đã ra mắt, chẳng hạn như ứng dụng OTT miễn phí Btalk, nhà thông minh Bkav SmartHome cũng được giới thiệu rộng rãi.
Năm 2015 hiện nay, Bkav cũng như Chủ tịch Nguyễn Tử Quảng đang đứng trước một sự kiện mang tính bước ngoặt cho cả Bkav lẫn ngành công nghiệp Việt Nam. Chiếc smartphone do Bkav nghiên cứu và phát triển sẽ được tung ra thị trường.
Năm 2017 đội ngũ của Bkav bẻ khóa thành công face id của Iphone, niềm tự hào của Apple gây chấn động giới công nghệ toàn thế giới . Khi được Reuters và Forbes liên hệ về việc này, Apple từ chối bình luận cả hai hãng thông tấn và chỉ gửi lại website giải thích hoạt động của Face ID.
Theo Bkav, mặt nạ mà họ làm ra hết 150 USD (khoảng 3,4 triệu đồng). Trong khi các trang lớn như Wired hay WSJ đã tốn hàng nghìn USD để làm mặt nạ, dùng nhiều chất liệu khác nhau nhưng vẫn không "xuyên thủng" được hàng rào bảo vệ của iPhone X.
Năm 2020 Bkav tiếp tục cho ra mắt mẫu Bphone đời thứ 4 đồng thời tiến lên một bước đột phá khi cùng liên kết Qualcomm để cho ra đời camera an ninh AI trí thông minh nhân tạo đầu tiên trên thế giới và đạt chứng chỉ xuất khẩu qua Mỹ. Ngoài ra để giúp nhà nước trong việc chống lại đại dịch Covid-19, Bkav đã cho ra đời phần mềm Bluezone.
Chỉ trong 4 tháng ra mắt, Bluezone đã có trên 20 triệu lượt tải về, đóng góp lớn cho việc ngăn ngừa đại dịch. Mãi đến gần đây các quốc gia phương Tây mới bắt đầu làm những phần mềm tương tự.
Hành trình của tỷ phú Phạm Nhật Vượng biến quê hương thành 'thủ phủ' xe điện 
Kinh tế 2024 về đích ấn tượng, mở ra hành trình của kỷ nguyên vươn mình