Hành vi thao túng thị trường chứng khoán sẽ được luật hóa
Trong đề nghị sửa đổi Luật Chứng khoán của Bộ Tài chính, hành vi thao túng thị trường chứng khoán sẽ được luật hóa cụ thể để ngăn chặn và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.
Bộ Tài chính đang đề nghị sửa đổi Luật Chứng khoán. Một trong các chính sách đề xuất là tiếp tục hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm hiệu quả phòng ngừa, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán (TTCK).
Mục tiêu để xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động giao dịch và phát hành, chào bán chứng khoán, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước và tăng cường bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Hướng đến TTCK lành mạnh, tuân thủ pháp luật, giữ nghiêm kỷ luật của thị trường.
Ảnh minh họa |
Một số nội dung đáng chú ý:
Bổ sung vào Điều 9 theo hướng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ, tài liệu báo cáo trong hoạt động về chứng khoán và TTCK (tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ hoặc tham gia vào quá trình lập hồ sơ, tài liệu báo cáo; cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu báo cáo; tổ chức tư vấn hồ sơ; tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên được chấp thuận ký báo cáo kiểm toán; doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá; tổ chức bảo lãnh phát hành, các tổ chức, cá nhân ký xác nhận các tài liệu trong hồ sơ).
Sửa đổi để hướng luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán từ Nghị định 156/2020/NĐ-CP bao gồm cụ thể các hành vi như: mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự…
Đề xuất bổ sung khoản 6 theo hướng quy định người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của các đối tượng này không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đại chúng trước khi giao dịch cho UBCKNN, Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 28 theo hướng bổ sung quy định về một số trường hợp hủy bỏ đợt chào bán như phát hiện đợt chào bán trái phiếu, chứng quyền có bảo đảm ra công chúng đã được niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Chứng khoán; bổ sung quy định không hủy bỏ đợt chào bán...
Đề xuất bổ sung Điều 31 quy định về đình chỉ, hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ tương ứng với chào bán chứng khoán ra công chúng.
Phát Đạt (PDR) đòi gần 172 tỷ đồng chi phí đã đầu tư vào nhà thi đấu Phan Đình Phùng 
PNJ lãi hơn 1.200 tỷ đồng, cổ phiếu vượt mốc 100.000 đồng/cp