Hầu hết các nước đăng cai World Cup đều lỗ nặng, trừ quốc gia này

22-11-2022 16:41|

Dù biết trước khả năng lỗ nặng vì World Cup, các nước chủ nhà vẫn mạnh tay đầu tư, thậm chí ngày càng dành nhiều tiền hơn.

Theo The Economist, Qatar đã chi 300 tỷ USD trong vòng 12 năm sau khi giành quyền đăng cai World Cup. Nước này chấp nhận rằng ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh chỉ bơm 17 tỷ USD vào nền kinh tế.

Hàng trăm tỷ USD đã được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống tàu điện ngầm mới nhằm phục vụ 1,5 triệu du khách đến xem World Cup 2022.

Ban tổ chức nhấn mạnh rằng mọi công trình vẫn được sử dụng sau khi World Cup kết thúc. Nhưng nếu coi giải đấu là một khoản đầu tư, hầu hết nước chủ nhà đều thua lỗ.

Quyết tâm "đốt tiền" vì World Cup

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Lausanne, từ năm 1964 đến năm 2018, 31 trong số 36 sự kiện lớn (chẳng hạn như World Cup hoặc Thế vận hội mùa hè và mùa đông) đều lỗ nặng.

Dữ liệu của Đại học Lausanne chỉ thống kê các chi phí liên quan trực tiếp như xây dựng sân vận động, hậu cần và nhân sự cho giải đấu. Họ bỏ qua giá trị đầu tư của các dự án gián tiếp như cơ sở hạ tầng, tàu điện ngầm, khách sạn...

Một số dự án cơ sở hạ tầng sẽ hữu ích cho nền kinh tế trong dài hạn. Ngược lại, nhiều sân vận động tốn kém không được sử dụng và hiếm khi tổ chức các sự kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế ở các khu vực xung quanh.

20221119_wot801_1.png
Hầu hết quốc gia đều lỗ khi đăng cai World Cup. Ảnh: The Economist.

Giành quyền đăng cai World Cup 2022, Qatar được cho đã ngốn 300 tỉ USD trong 12 năm. Phần lớn số tiền được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm sân vận động và hệ thống tàu điện ngầm mới phục vụ 1,5 triệu du khách. Dù thế nhưng nước chủ nhà chỉ kỳ vọng mang về vỏn vẹn 17 tỉ USD cho nền kinh tế. Đây là một con số rất khiêm tốn so với khoản đầu tư mang tính kỷ lục.

Trong quá khứ, Chính phủ Nam Phi thống kê chỉ thu về vỏn vẹn 510 triệu USD trong khi "đốt" hơn 8 tỉ USD vào World Cup 2010. Tưởng chừng về dài hạn sẽ khá hơn nhưng tăng trưởng GDP chậm dần từ 4,6% hồi quý I xuống 3,2% vào quý II và chỉ còn 2,6% trong quý III/2010.

Bài học đắt giá phải kể đến Hy Lạp. Thế vận hội năm 2004 đã ngốn của quốc gia này 11 tỉ USD. Kết quả là kinh tế Hy Lạp sau đó rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Người dân phải oằn lưng để gánh mức nợ công cao nhất Liên minh Châu Âu thời đó. Hy Lạp còn trở thành quốc gia Châu Âu đầu tiên bị đặt dưới sự giám sát tài chính của Ủy ban Châu Âu.

Nga là chủ nhà duy nhất thu lời từ World Cup

world-cup-2018.jpg

Tính chung 14 kỳ World Cup, chỉ duy nhất một kỳ có lãi. World Cup 2018 được tổ chức tại Nga đã đem về cho nước chủ nhà khoản lời 235 triệu USD, nhờ vào thỏa thuận khổng lồ về bản quyền phát sóng.

Tuy nhiên, khoản lời này cũng không đáng kể. ROI (lợi tức đầu tư) chỉ đạt 4,6%. Các nước chủ nhà phải gánh phần lớn chi phí. Còn FIFA - cơ quan quản lý của bộ môn bóng đá - chỉ đài thọ chi phí hoạt động.

Ngân hàng Trung ương Nga tính toán World Cup đóng góp khoảng 0,1 - 0,2% GDP của Nga trong 2 quý cuối năm 2018, đẩy tốc độ tăng trưởng GDP trong nước đạt từ 1,5 - 2%.

Theo đại diện Sở Thể thao và Du lịch Moscow - ông Nikolai Gulyaev, trong thời gian một tháng diễn ra giải đấu, tổng số khách nước ngoài đến Nga du lịch lên đến 3 triệu người, tăng 60% so với cùng kỳ. Con số này được xem là sự tăng trưởng vượt bậc, nằm ngoài kỳ vọng ban đầu của giới chức Nga lẫn các công ty tư vấn thị trường.

Ngoài doanh thu khủng nhờ du lịch, khách sạn và ngành hàng bán lẻ, Nga còn thành công trong việc quảng bá. Nước này ghi điểm trước cộng đồng quốc tế về một quốc gia không bị tin giả tác động, một đất nước sống động và thân thiện.

Bài thuộc chủ đề Công nghệ, Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Hầu hết các nước đăng cai World Cup đều lỗ nặng, trừ quốc gia này
    POWERED BY ONECMS & INTECH