Doanh nghiệp

Hòa Bình (HBC) lãi 546 tỷ đồng nhờ doanh thu tài chính – góc nhìn từ những “đứa con”

Hồ Nga 30/07/2023 12:03

Hòa Bình (HBC) vừa bán đi 2 công ty con, và đầu tư thêm vốn vào 1 công ty liên kết khác.

CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (mã chứng khóan HBC) công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với nhiều thông tin đáng chú ý.

Nhận 659 tỷ đồng lãi từ “bán tài sản”

Báo cáo ghi nhận doanh thu quý 2 của Xây dựng Hòa Bình đạt 2.298 tỷ đồng, giảm hơn 44% so với quý 2 năm ngoái. Trừ chi phí vốn, lợi nhuận gộp đạt 423 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ. Tuy vậy doanh thu tài chính giảm gần 1 nửa, còn 93 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 190% lên 435 tỷ đồng là những tác động lớn khiến công ty lỗ thuần 68 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi thuần gần 89 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng tăng mạnh lên 435 tỷ đồng chủ yếu do trong kỳ Hòa Bình ghi nhận khoản “trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi” đến 317 tỷ đồng.

Dù lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh, song Hòa Bình vẫn báo lãi lớn 546 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ năm 2023 nhờ khoản thu nhập khác 659 tỷ đồng từ chủ yếu từ “thanh lý tài sản”.

Khoản lãi lớn quý 2 giúp Hòa Bình “bù” được khoản lỗ lớn hơn 400 tỷ đồng quý 1, khiến công ty vẫn lãi 102 tỷ đồng nửa đầu năm, tăng 82% so với cùng kỳ.

Hòa Bình (HBC) lãi 546 tỷ đồng nhờ doanh thu tài chính – góc nhìn từ những “đứa con”

Nhận 659 tỷ đồng doanh thu tài chính từ thanh lý tài sản

Báo cáo tài chính cho thấy, lợi nhuận khủng quý 2 của Xây dựng Hòa Bình từ doanh thu tài chính – là khoản bán thanh lý tài sản. Thuyết minh BCTC ghi nhận trong quý 2 công ty thanh lý, nhượng bán tài sản cố định là máy móc thiết bị tổng 1.293 tỷ đồng và hơn 28 tỷ đồng là các phương tiện vận tải. Số phương tiện vận tải đã khấu hao được hơn 22 tỷ đồng, còn số máy móc thiết bị đã khấu hao gần 858 tỷ đồng.

Đáng chú ý, sau khi thanh lý đi hàng nghìn tỷ đồng, giá trị tài sản cố định liên quan máy móc, thiết bị của Xây dựng Hòa Bình giảm trừ hơn 2.000 tỷ đồng đầu năm xuống còn hơn 422 tỷ đồng (và giá trị còn lại hơn 302 tỷ đồng).

Trước đó, ngày 17/6/2023, xây dựng Hòa Bình đã thông qua nghị quyết bán 100% vốn tại công ty TNHH Máy Xây dựng Matec - công ty con, quản lý khai thác toàn bộ số thiết bị máy móc của Tập đoàn, do Hòa Bình sở hữu 100% vốn điều lệ - cho nhà đầu tư Ashita Group. Thông tin cho biết Ashita Group mua lại một phần số máy móc thiết bị trên với giá 1.100 tỷ đồng.

Tháng 5/2023 xây dựng Hòa Bình cũng thông qua việc bán toàn bộ vốn góp của Công ty TNHH Một Thành Viên Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Hòa Bình (HBIC) cho đối tác Công ty TNHH Nuance với giá 167 tỷ đồng.

Hòa Bình (HBC) lãi 546 tỷ đồng nhờ doanh thu tài chính – góc nhìn từ những “đứa con”

Đón thêm thành viên mới

Danh sách công ty liên doanh liên kết của Hòa Bình cuối quý 2 xuất hiện thêm 1 thành viên – Công ty Thành Ngân, trong đó ghi nhận Hòa Bình góp gần 193,4 tỷ đồng vốn. Thành Ngân thành lập từ tháng 7/2016 hiện. Tháng 9/2016 công ty tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, do ông Trần Kim Minh (60%) và Lê Minh Thành (40%) góp vốn. Tuy vậy thông tin mới nhất, vốn điều lệ của Thành Ngân là 410 tỷ đồng

Tháng 6/2023 sau khi về với Hòa Bình, công ty Thành Ngân có thay đổi đăng ký kinh doanh, trong đó ông Mai Hữu Thung lên làm Chủ tịch HĐQT thay thế vị trí ông Phạm Quang Hàng. Trước đó ông Mai Hữu Thung là Phó Tổng Giám đốc.

Đáng chú ý, sau khi góp vốn vào Thành Ngân, ông Mai Hữu Thung được ông Lê Viết Hải, lấy tư cách đại diện nhóm cổ đông lớn sở hữu hơn 17,14% vốn điều lệ của Hòa Bình, đề cử vào danh sách thành viên HĐQT mới của Xây dựng Hòa Bình.

Hòa Bình (HBC) lãi 546 tỷ đồng nhờ doanh thu tài chính – góc nhìn từ những “đứa con”

Đến khoản dự phòng "nợ phải thu khó đòi"

Như đã ghi nhận, chi phí quản lý doanh nghiệp của Xây dựng Hòa Bình quý 2 vừa qua tăng mạnh gấp 2,9 lần cùng kỳ, chủ yếu do công ty trích lập dự phòng phải thu khó đòi 317 tỷ đồng. Khoản trích lập này không được giải trình rõ từ những bên nợ nào.

Hòa Bình (HBC) lãi 546 tỷ đồng nhờ doanh thu tài chính – góc nhìn từ những “đứa con”

Câu chuyện trích lập nợ phải thu khó đòi này một lần nữa quay lại câu chuyện nội chiến Hòa Bình mấy tháng trước đó, khi một Thành Viên HĐQT độc lập – ông Dương Văn Hùng – hé lộ về việc Xây dựng Hoà Bình cấp những khoản đầu tư “chưa trở về” cho các công ty con do con trai ông Lê Viết Hải điều hành, và những khoản tạm ứng cho các cá nhân…

Báo cáo tài chính quý 4/2022 của Hòa Bình ghi nhận tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trong quý 496 tỷ đồng, tăng 230% so với cùng kỳ năm 2021 trong đó có khoản 358 tỷ đồng là do công ty trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (tăng 335 tỷ đồng so với cùng kỳ), nâng tổng trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đến 31/12/2022 lên 774 tỷ đồng (tăng 405 tỷ đồng so với đầu năm).

Câu chuyện từ khoản phải thu khó đòi 317 tỷ đồng tiếp tục được trích lập dự phòng trong quý 2 vừa qua lại khiến người quan tâm muốn tìm hiểu rõ hơn về con số này.

Báo cáo tài chính quý 2/2023 ghi nhận tổng "phải thu ngắn hạn khác" của Hòa Bình hơn 2.900 tỷ đồng, tăng 1.060 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó khoản tạm ứng cho nhân viên giảm đáng kể từ 743 tỷ đồng đầu năm xuống còn 187 tỷ đồng, tuy vậy "phải thu khác" lại tăng đột biến từ 601 tỷ đồng đầu năm lên 2.296 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 1.700 tỷ đồng trong kỳ. Xây dựng Hòa Bình không giải trình cụ thể "phải thu khác" đến từ những khoản nào.

Hòa Bình (HBC) lãi 546 tỷ đồng nhờ doanh thu tài chính – góc nhìn từ những “đứa con”

Nhà Hòa Bình tiếp tục lỗ lớn

Thuyết minh báo cáo chi tiết của Xây dựng Hòa Bình cho biết, khối các công ty con mang về số lỗ 150 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, trong đó riêng Nhà Hòa Bình đã lỗ gần 122 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng lỗ do các công ty con mang về. Công ty Máy Matec mà Hòa Bình vừa bán đi cũng lỗ 20,9 tỷ đồng.

Nhắc đến các công ty con của Xây dựng Hòa Bình, một trong những nguyên nhân dẫn tới nội chiến đầu năm, là do nhóm ông Nguyễn Công Phú từng hé lộ những thông tin nội bộ liên quan đến những khoản đầu tư mà Xây dựng Hoà Bình cấp cho các công ty con do con trai ông Lê Viết Hải điều hành “chưa trở về”. Những thông tin sau đó cũng tiết lộ 2 công ty con “nguồn cơn” của mọi vấn đề là CTCP Nhà Hoà Bình và CTCP Tiến Phát.

Hòa Bình (HBC) lãi 546 tỷ đồng nhờ doanh thu tài chính – góc nhìn từ những “đứa con”

Nhà Hòa Bình thành lập tháng 7/2007 với mục tiêu phát triển thế mạnh kinh doanh địa ốc sau lĩnh vực xây dựng của Tập đoàn Hoà Bình (HBC). Chức năng hoạt động chính là đầu tư kinh doanh bất động sản, phân phối và tiếp thị bất động sản, tư vấn phát triển dự án, quản lý và cho thuê văn phòng, toà nhà. Hiện tại Nhà Hoà Bình có vốn điều lệ 450 tỷ đồng, do HBC sở hữu 99,96%.

Tình hình kinh doanh của Nhà Hoà Bình rất bết bát, thua lỗ triền miên. Từ 2014 đến nay chỉ duy nhất năm 2020 công ty báo lãi sau thuế xấp xỉ 8,5 tỷ đồng, còn lại đều làm ăn thua lỗ. Đặc biệt năm 2021 lỗ lớn nhất gần 85 tỷ đồng. Thế nhưng những khoản lỗ trước đó chưa “thấm” vào đâu so với số lỗ hơn 214 tỷ đồng mà xây dựng Hòa Bình vừa công bố. Nhà Hòa Bình cũng là công ty con lỗ “khủng” nhất trong nhóm các công ty con của xây dựng Hòa Bình.

Một tỉnh Tây Bắc trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam được bình chọn vào top những nơi đẹp nhất thế giới

Thủ tướng nhắc lại quyết định đặc biệt với hồ Thác Bà, Hòa Bình trong bão Yagi

Bài thuộc chủ đề Kết quả kinh doanh quý 2/2023
Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hoa-binh-hbc-lai-546-ty-dong-nho-doanh-thu-tai-chinh-goc-nhin-tu-nhung-dua-con-194552.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Hòa Bình (HBC) lãi 546 tỷ đồng nhờ doanh thu tài chính – góc nhìn từ những “đứa con”
    POWERED BY ONECMS & INTECH