Dự án dự kiến được chia làm 2 giai đoạn xây dựng và sẽ trở thành điểm sáng về lĩnh vực công nghiệp - công nghệ cao trong giai đoạn tới.
Năm 2021, khu công nghệ cao  Hà Nam đã được bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 8/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Với hạ tầng giao thông thuận lợi và khả năng liên kết với hệ thống cơ sở nghiên cứu - đào tạo trình độ cao, huyện Lý Nhân đã được chọn để xây dựng khu công nghệ cao của tỉnh.
Khu công nghệ cao Hà Nam sẽ giúp khai thác hiệu quả về tiềm năng, lợi thế về vị trí nằm trong Vùng Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 70km. Dự kiến, nơi đây sẽ trở thành điểm sáng về lĩnh vực công nghiệp - công nghệ cao trong giai đoạn tới.
>> Số phận dự án tái định cư khu công nghệ cao ‘năm lần bảy lượt’ bị dân khiếu nại 
Khu công nghệ cao Hà Nam có quy mô khoảng 6,6km2 (rộng hơn quận Hoàn Kiếm - khoảng 5,3km2). Dự án dự kiến được chia làm 2 giai đoạn xây dựng.
Giai đoạn đầu, Hà Nam thành lập ban chỉ đạo và ban điều hành đề án phát triển khu công nghệ cao; lập quy hoạch chi tiết khu công nghệ cao tại huyện Lý Nhân; xây dựng phương án hỗ trợ giải phóng mặt bằng, chuẩn bị quỹ đất sạch bàn giao cho chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo, Hà Nam sẽ tập trung hoàn thiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xây dựng các phân khu chức năng; từng bước vận hành hoạt động trong mô hình khu công nghệ cao đã hình thành.
Theo phương án phát triển, khu công nghệ cao Hà Nam tập trung thu hút đầu tư vào các phân khu chức năng với trọng tâm là các dự án thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ điện tử - bán dẫn, tự động hóa,công nghệ sinh học và y dược, công nghệ vật liệu mới…
Để cụ thể hóa quy hoạch được phê duyệt, huyện Lý Nhân đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng góp phần thu hút đầu tư bằng việc triển khai hàng loạt dự án giao thông trọng điểm, đi qua địa bàn huyện như dự án đường bộ nối 2 đường cao tốc (Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình); dự án xây dựng cầu Thái Hà, cầu Hưng Hà…
Hiện, huyện Lý Nhân đang tập trung phối hợp thực hiện một số dự án trọng điểm là các tuyến đường liên kết vùng, khu công nghệ cao...
Huyện Lý Nhân có 540 doanh nghiệp, 22 làng nghề; góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ đó nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, giảm nghèo bền vững. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 64,2 triệu đồng/người/năm.
Cũng trên địa bàn, có một cụm công nghiệp  Hòa Hậu hoạt động trên diện tích 0,92km2 ha gồm 8 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực se sợi, dệt vải, may mặc; 4 khu công nghiệp đang được triển khai đầu tư xây dựng với tổng diện tích 8,2km2 (bao gồm: Thái Hà I; Thái Hà II; Thái Hà III và Đạo Lý. Và 3 cụm công nghiệp mới đang trong giai đoạn thu hút đầu tư...
Việc hình thành và phát triển khu công nghệ cao Hà Nam sẽ tập hợp được lực lượng trí thức trong tỉnh, trong vùng và quốc tế đến nghiên cứu, chuyển giao, phát triển. Từ đó, nó giúp tỉnh tăng khả năng tiếp nhận và làm chủ công nghệ cao, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nhanh, bền vững và hiện đại.
>> Khởi công hai tuyến cao tốc chạy qua một thành phố của tỉnh Lâm Đồng trong quý III 
Cà Mau 'rục rịch' lập quy hoạch cảng hàng không công suất ‘siêu khủng’  
Vướng rừng tự nhiên, 'siêu’ cảng quốc tế 4,8 tỷ USD của Việt Nam chưa được bổ sung quy hoạch