Khối ngoại bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng, tâm điểm tại một nhóm cổ phiếu
VN-Index tiếp tục giảm mạnh và mất mốc 1.220 điểm trong phiên 15/11. Khối ngoại bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng trên toàn thị trường và xả lượng lớn cổ phiếu rổ VN30.
Kết thúc phiên cuối tuần, VN-Index giảm 13,3 điểm (-1,08%) xuống mốc 1.218,6. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 543 mã giảm, gấp đôi so với số mã tăng là 219. Trong đó, sắc đỏ áp đảo trong rổ VN30-Index với 26 mã giảm và 3 mã tăng. Thanh khoản trên cả ba sàn đạt 20.323 tỷ đồng, tương ứng với 856 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Về mức độ ảnh hưởng, BID , FPT, VNM và CTG là những mã có tác động tiêu cực nhất, lấy đi hơn 3,1 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, các mã như VTP, KBC, VRE và VGC là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất.
Các cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất sàn HoSE trong phiên 15/11 |
Trong phiên cuối tuần, khối ngoại bán ròng đột biến với 1.316 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó giá trị bán ròng trên HoSE đạt 1.315,8 tỷ đồng. Cụ thể, khối ngoại giao dịch lớn nhất tại VHM  của Vinhomes với gần 701 tỷ đồng, tương ứng 17,3 triệu đơn vị.
Loạt cổ phiếu khác thuộc nhóm VN30 cũng bị bán ròng mạnh mẽ, bao gồm FPT (338 tỷ đồng), SSI (208,9 tỷ đồng), VNM (112,4 tỷ đồng). Các cổ phiếu như TCB , KDH, HPG, DGC và HCM cũng bị xả dưới 40 tỷ đồng mỗi mã.
Nếu tính từ đầu năm 2024, chỉ duy nhất tháng 1 ghi nhận lực mua ròng của khối ngoại, trong khi từ tháng 2 đến nay, nhóm này liên tục bán ròng. Quy mô bán ròng từ đầu năm nay trên HoSE đã vượt hơn 70.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động.
Theo báo cáo mới nhất của Dragon Capital, đồng USD mạnh lên có thể kéo dài việc rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại các thị trường mới nổi để chuyển sang thị trường Mỹ. Thực tế, tính đến ngày 15/11, đồng USD đang neo ở mức đỉnh trong một năm và hướng đến tuần tăng thứ năm liên tiếp, được thúc đẩy bởi kỳ vọng thị trường sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11.
Tỷ giá USD/VND tăng mạnh từ đầu tháng 10 đến nay |
Dragon Capital nhận định, các thị trường mới nổi, bao gồm Việt Nam, có thể tiếp tục chịu chiết khấu về định giá, như đã xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump. Điều này có thể khiến lợi nhuận kỳ vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam thấp hơn so với tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp.
Quay lại thị trường, ở chiều ngược lại, cổ phiếu KBC  của Kinh Bắc được khối ngoại bơm ròng mạnh nhất với gần 74,6 tỷ đồng (gần 2,6 triệu đơn vị). Kết phiên 15/11, KBC tăng 2,4% lên 29.350 đồng/cp.
Top 10 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trên HoSE theo khối lượng trong phiên 15/11 |
Các mã khác được khối ngoại mua ròng mạnh trong phiên gồm CTG (35,6 tỷ đồng), ILB (32,7 tỷ đồng), VTP (27,7 tỷ đồng). Một số cổ phiếu như CMG, VRE, TCH, FRT và GAS cũng được khối ngoại mua dưới 26 tỷ đồng mỗi mã.
>> Khối ngoại rót ròng kỷ lục vào Masan Consumer, cổ phiếu MCH vượt đỉnh lịch sử
Quỹ ngoại từ Mỹ muốn mua 142 triệu cổ phiếu FLC 
Quỹ ‘cá mập’ Phần Lan ghi nhận hiệu suất âm 1,71% dù 60% danh mục là cổ phiếu ngân hàng