Kinh đô phong kiến cuối cùng của Việt Nam sắp có KĐT ven biển hơn 260ha
Tỉnh là Kinh đô phong kiến cuối cùng của Việt Nam mới đây đã phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đối với KĐT ven biển Thuận An.
Mới đây, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phê duyệt quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu đô thị (KĐT) ven biển Thuận An, TP. Huế.
Theo đó, khu vực quy hoạch có diện tích 260,46ha, thuộc P. Thuận An, TP. Huế. KĐT này có phía Bắc tiếp giáp biển Đông; phía Nam tiếp giáp phá Tam Giang; phía Đông tiếp giáp xã Phú Thuận, huyện Phú Vang; phía Tây tiếp giáp của biển Thuận An.
Về tính chất, KĐT này sẽ là khu vực phát triển các mô hình du lịch sinh thái biển, đầm phá và cung cấp các dịch vụ công cộng, dịch vụ du lịch cho TP. Huế cũng như khu vực lân cận; đây cũng được xem là khu vực phát triển khu dân cư mới theo mô hình đô thị sinh thái và cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện có.
Việc phát triển không gian đô thị ven biển Thuận An hướng kiến tạo không gian đô thị sinh thái biển, đầm phá; khai thác phát huy tiềm năng du lịch, dịch vụ gắn liền với địa hình mặt nước đầm phá, biển tạo nên cảnh quan, không gian đặc trưng riêng khu đô thị.
Các cơ sở dịch vụ thương mại đa dạng, chất lượng cao được bố trí gắn với các đầu mối giao thông trong khu vực nhằm tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi cho người dân; nâng cấp trung tâm thương mại cấp đô thị tại trung tâm Thuận An.
Theo như Quy hoạch được phê duyệt, KĐT ven biển Thuận An gồm có 2 phân khu, trong đó:
Phân khu A có diện tích 125,69ha là KĐT du lịch biển cao cấp, nằm ven biển cạnh tuyến đường bộ kéo dài từ cửa biển Thuận An cho đến hết ranh giới lập quy hoạch.
Phân khu A sẽ là khu vực dành cho phát triển các loại hình dịch vụ du lịch như khách sạn, các khu dịch vụ phục vụ khách du lịch, khu resort... nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của khu vực Thuận An nói riêng và TP. Huế nói chung.
Phân khu B có diện tích 134,77ha là khu đô thị sinh thái ven đầm của Thuận An, khu ở hiện trạng cải tạo, khu ở sinh thái phát triển mới; đây sẽ là khu vực được cải tạo chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt giao thông và kiến trúc đô thị.
Khu B sẽ là khu vực dân cư phát triển mới được bố trí tại khu vực phía cầu chạy qua cửa biển Thuận An, kết nối khu vực dân cư hiện hữu để tạo thành một KĐT thống nhất.
Tại đây sẽ phát triển mô hình nhà ở liền kề, gắn kết và tạo sức hút cho khu dịch vụ du lịch ở ven biển, tọa thêm quỹ nhà ở, hạ tầng xã hội cho khu vực.
TP. Huế là kinh đô phong kiến cuối cùng của Việt Nam, mang trong mình bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời với nhiều giá trị và bản sắc độc đáo.
Nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Huế được Trung ương xác định là đô thị loại I, là thành phố di sản văn hóa thế giới, một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc, là thành phố Festival của Việt Nam.
Người lao động thu nhập thấp có cơ hội an cư vì được vay mua nhà ở xã hội lên mức tối đa 
Phó Thủ tướng chỉ đạo thành lập Tổ công tác khẩn trương đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành