Kinh tế tiếp tục khó khăn, GDP quý 2/2023 chỉ tăng 4,14%

29-06-2023 10:51|Bảo Trâm

Mức tăng của GDP quý 2/2023 chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý 2/2020 trong giai đoạn 2011 - 2023.

Theo số liệu mới công bố từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2/2023 ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳ năm 2022. Mức tăng này chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý 2/2020 trong giai đoạn 2011 - 2023.

Tính chung GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%. Mức tăng này chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011 - 2023. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,13%, đóng góp 11,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 78,85%.

Theo Tổng cục Thống kê trong nửa đầu năm 2023, khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới.

Trong khi đó, các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 tăng 6,33% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,18% và 4,53% của cùng kỳ các năm 2020 và năm 2021.

Về hoạt động của doanh nghiệp, tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có 113.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động (75.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 37.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Trong chiều ngược lại có 100.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (60.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 8.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể).

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý 2/2023 cho thấy có 27,5% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý I/2023. Dự kiến quý 3/2023, có 34,3% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II/2023.

Về thu chi ngân sách nhà nước, tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2023 đạt 875.800 tỷ đồng, bằng 54% dự toán năm và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi tổng chi ngân sách nhà nước là 804.600 tỷ đồng, bằng 38,8% dự toán năm và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy sau 6 tháng, ngân sách nhà nước bội thu hơn 71.000 tỷ đồng.

Với xuất nhập khẩu hàng hoá, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 164,45 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 152,2 tỷ USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 12,25 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,2 tỷ USD).

6 tháng đầu năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 44,2 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 50,1 tỷ USD.

Động thái mới của Vinamilk (VNM) tại thị trường có GDP tăng nhanh nhất Đông Nam Á

Việt Nam cần bao lâu để quy mô GDP vượt Singapore, Thái Lan và chạm mốc 1.000 tỷ USD?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kinh-te-tiep-tuc-kho-khan-gdp-quy-22023-chi-tang-414-189874.html
Bài liên quan
  • Chuyên gia nhận định về kinh tế Việt Nam 2025
    Theo chuyên gia kinh tế, PGS TS Ngô Trí Long, cùng với việc gỡ các nút thắt của nền kinh tế Chính phủ và các bộ ngành cần có các giải pháp cho thị trường bất động sản, ứng phó kịp thời với thay đổi trong thương mại, chuyển dịch sản xuất… để các doanh nghiệp vươn lên, đạt mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, cần có những chính sách phù hợp để tạo bộ đệm chống chịu các cú sốc từ bên ngoài.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm về “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” đã trở thành từ khóa đáng chú ý trong năm 2024, được lan tỏa mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị và đã trở thành “kim chỉ nam” hành động của toàn Đảng, toàn dân.
  • 4 động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2025 vượt 7%
    Các yếu tố vĩ mô như tỷ giá ổn định, lạm phát được kiểm soát và chính sách lãi suất linh hoạt đang tạo cơ sở cho Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7,2% vào năm 2025, vượt qua các dự báo ban đầu.
  • 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2024: Siêu 'đại bàng' đến Việt Nam
    Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã 'vượt ngàn chông gai' để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài.
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Kinh tế tiếp tục khó khăn, GDP quý 2/2023 chỉ tăng 4,14%
    POWERED BY ONECMS & INTECH