Nghiên cứu toàn cầu của Savills gần đây cho thấy, Việt Nam hiện nằm trong số 10 quốc gia tăng trưởng bất động sản nghỉ dưỡng hàng hiệu nhanh nhất trên thế giới.
Xu hướng sưu tầm bất động sản nghỉ dưỡng hàng hiệu có vị trí đẹp ven biển của giới thượng lưu trên thế giới đang ngày một trở nên phổ biến. Sau những tác động của COVID-19, xu hướng đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng đang phục hồi mạnh mẽ, nhất là khi thị trường du lịch mở cửa.
Kể từ năm 2017, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đã tăng trung bình mỗi năm 11% lên hơn 2.200 căn từ 24 dự án vào quý I/2021.
Giá bán bất động sản nghỉ dưỡng tăng mạnh, đặc biệt là các dự án cao cấp tại các “thủ phủ” du lịch như: Khánh Hòa, Kiên Giang, Đà Nẵng, Quảng Ninh…. Bên cạnh đó, nhờ các chính sách thu hút đầu tư và du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng hàng hiệu vẫn trên đà tăng trưởng mạnh.
Các đơn vị vận hành danh tiếng thế giới có mặt tại Việt Nam như: Marriott International, Minor Hotels, Accor, Ascott, Carlson Rezidor, Fusion Group… càng góp phần nâng cấp chất lượng dịch vụ nghỉ dưỡng nội địa .
Kỳ vọng tăng trưởng của bất động sản hàng hiệu cũng đi liền với tốc độ tăng trưởng của giới siêu giàu ở Việt Nam.
Theo khảo sát của Savills, số người siêu giàu của Việt Nam đạt khoảng 19.500 người vào năm 2020, tăng 6% mỗi năm kể từ 2015. Đến năm 2025, con số này ở nước ta sẽ đạt trên 25.800, đứng thứ tư ở Đông Nam Á sau Thái Lan, Indonesia và Singapore.
Các báo cáo về nhu cầu du lịch hậu COVID-19 tương đối lạc quan đã tạo động lực cho mô hình bất động sản nghỉ dưỡng đón những cơ hội mới. Báo cáo xu hướng du lịch toàn cầu 2022 cho thấy, mọi người đang mong chờ nhiều chuyến đi hơn năm ngoái, 86% người tiêu dùng dự kiến sẽ đi du lịch và chi tiêu nhiều vào năm nay.
Ghi nhận từ 2015 đến 2018, giá bất động sản tại thị trường du lịch như: Đà Nẵng, Nha Trang đã tăng từ 5 - 10 lần. Năm 2021, nỗi lo bỏ lỡ cơ hội trong thời gian dịch Covid-19 đã châm ngòi cho cơn sốt giá bất động sản với mức tăng 5 - 10%.
Bước sang đầu năm nay, nguy cơ lạm phát đã buộc ngân hàng Nhà nước cân nhắc tăng lãi suất, siết tín dụng vào lĩnh vực bất động sản để đảm bảo an toàn. Biện pháp này tuy khiến sức mua giảm nhưng lại đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của giá bất động sản.
Thêm vào đó, thông tin dự thảo nghị định sửa đổi Luật đất đai 20/4/2022 mới đây cho phép cấp sổ đỏ cho các chủ sở hữu khách sạn, condotel, officetel, công trình khác phục vụ mục đích lưu trú, du lịch... đã tiếp thêm động lực cho bất động sản nghỉ dưỡng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Các tổ chức quốc tế đánh giá cao tiềm năng khai thác sinh lời của du lịch biển Việt Nam. Cụ thể, lợi nhuận bình quân trong khai thác kinh doanh du lịch biển ở Việt Nam khoảng 30 – 35%, cũng là lĩnh vực phục hồi nhanh ít chịu ảnh hưởng từ kinh tế nội địa. Việt Nam cũng được đánh giá là điểm đến lý tưởng ở Đông Nam Á bởi những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, bờ biển dài và chiều sâu văn hóa.
Bên cạnh hạ tầng kết nối ngày một hoàn thiện, dịch vụ quản lý du lịch đang được nâng tầm, việc bổ sung các đường bay quốc tế mới đến Đà Nẵng, Cam Ranh là yếu tố hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi du lịch lẫn đầu tư các kỳ nghỉ của du khách.
Bất động sản nghỉ dưỡng: 'Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân' 
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn tồn kho nhiều, ít giao dịch